Giới thiệu chung Ngành Kinh tế Xây dựng

Kinh tế xây dựng là một chuyên ngành thuộc khối ngành xây dựng, kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế xây dựng có khả năng tham gia thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực kinh tế, đầu tư trong các dự án xây dựng. Cụ thể như: Tham mưu chiến lược, giải pháp phát triển của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng; Xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành hoạt động tại công trường xây dựng; Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng; Lập, thẩm tra và thẩm định dự toán xây dựng, thanh quyết toán xây dựng công trình; Tổ chức đấu thầu và dự thầu; Kiểm toán vốn đầu tư xây dựng; quản lý hợp đồng và các công tác tài chính, kế toán trong doanh nghiệp xây dựng…

Mục tiêu chung 

Đào tạo cử nhân kinh tế xây dựng (chuyên ngành Kinh tế xây dựng/Quản lý dự án xây dựng) có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỹ luật tốt, có đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm việc tích cực, có phương pháp làm việc khoa học, mức độ tự chủ cao, đủ kiến thức và kỹ năng để lập luận và giải quyết các vấn đề phức tạp về chuyên môn; hành xử chuyên nghiệp trong môi trường làm việc trong nước và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

1. Kiến thức 

Trang bị kiến thức về lý luận chính trị và pháp luật trong xây dựng; kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế, kiến thức cơ sở ngành kinh tế xây dựng; kiến thức về quản lý các quá trình đầu tư/hoạt động trong doanh nghiệp xây dựng như đấu thầu, hợp đồng và thanh quyết toán, thi công, khối lượng, chi phí, rủi ro; kiến thức cơ bản các nghiệp vụ chuyên môn về tin học, quản lý dự án, điều tra quy hoạch, môi trường, kế hoạch, chiến lược, marketing, tài chính, kế toán, kiểm toán, dự án đầu tư.

2. Kỹ năng

Tổ chức đấu thầu, đàn phán hợp đồng, thành lập công ty tư vấn đầu tư xây dựng, thi công xây dựng, làm chủ đầu tư dự án; đặt vấn đề, phân tích, đánh giá, tổng hợp, đề xuất chiến lược, phương án đấu thầu, đầu tư, hợp đồng, thi công xây dựng; truyền đạt, hướng dẫn chuyên môn; phản biện, phê phán và đề xuất các giải pháp thay thế các phương án thực hiện chiến lược tài trợ, kinh doanh, đầu tư, đấu thầu, hợp đồng, thi công khi môi trường thay đổi; đánh giá kết quả công việc của các thành viên; năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; có thể sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong công việc.

3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm 

Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với tổ chức; hướng dẫn, giám sát các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; đánh giá, để xuất giải pháp và bảo vệ quan điểm cá nhân; lập kế hoạch, xây dựng tổ chức, tổ chức thự hiện, kiểm tra và cải thiện hiệu quả các hoạt động chuyên ngành

Hoạt động sinh viên 

– Học tập, thực hành

– Nghiên cứu khoa học

– Các hoạt động văn hóa, xã hội

Cơ hội việc làm 

Với một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, tương lai trong khoảng 50 năm tới khi các công trình xây dựng trước đây “già yếu” đi cần thay thế, cải tạo, nhiều công trình xây dựng sẽ được triển khai cần tới nhu cầu nhân lực ngành kinh tế xây dựng rất lớn. hay trong tương lai gần tới đây giai đoạn 2021 – 2025 mỗi năm thị trường lao động ngành xây dựng tại Việt Nam cần khoảng 10.000 nhân lực trong đó các vị trí kinh tế xây dựng chiếm phần lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế xây dựng có thể làm việc ở các vị trí sau:

– Có thể công tác tại các doanh nghiệp xây dựng, các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, các doanh nghiệp tư vấn, các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính, tín dụng (ngân hàng, kho bạc),…

– Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn và vị trí công việc đảm nhận: làm nhân viên các phòng ban chức năng về kế hoạch – hợp đồng, kế toán – tài chính, kiểm toán, kỹ thuật – đấu thầu, đầu tư, thẩm định, tài chính, tín dụng, ban chỉ huy công trình… Sau một thời gian công tác có thể đảm nhiệm vị trí quản lý ở các phòng ban và các tổ chức nêu trên.

– Tham gia giảng dạy các môn học chuyên môn ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề có mở ngành, chuyên ngành liên quan

– Có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên sâu, các bậc học sau đại học ở những lĩnh vực: quản lý xây dựng, kinh tế xây dựng, quản trị kinh doanh…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *