Ngành Thú y nằm trong top những ngành dễ xin việc nhất trong những năm tới. Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực ngành Thú y ngày càng tăng cao. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành học này, hãy tham khảo thông tin tổng quan về ngành Thú y qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về ngành Thú y

Ngành Thú y (tiếng Anh là Veterinary Medicine) là ngành đào tạo, nghiên cứu năng lực chuyên môn về thú y, khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chuẩn đoán và phòng trị bệnh cho chăn nuôi. Thú y góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi bằng hiểu biết về luật, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi.
Thú y và khoa học thú y phối hợp với các ngành y tế, sinh học trong sản xuất và kiểm định vacxin, kiểm định dược phẩm hay nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn quỹ gene… Trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, dịch bệnh từ một địa điểm bất kỳ trên thế giới có thể trở thành hiểm họa toàn cầu một cách nhanh chóng. Trong xã hội công nghiệp và ô nhiễm chất thải, con người có thể trở thành nạn nhân của các vụ ngộ độc bất kỳ lúc nào nếu không có những hiểu biết để đề phòng ngừa nên Bác  sĩ Thú y cùng với Bác sĩ Y khoa và những nhà nghiên cứu y sinh học có “thêm nhiều việc để làm hơn”…
Chương trình đào tạo ngành Thú y trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở và chuyên sâu về bệnh học, bao gồm phân loại bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt… để có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể, ngành học này sẽ trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng như thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.
Bên cạnh đó là khối kiến thức chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa và giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản…
ngành thú y

2. Chương trình đào tạo ngành Thú y

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Thú y trong bảng dưới đây.

A Kiến thức GDĐC
I
Các học phần bắt buộc
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin
2 Tư tưởng HCM
3
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
4 Tiếng Anh HP1
5 Tiếng Anh HP2
6 Tiếng Anh HP3
7 Tiếng Anh HP4
8
Tin học đại cương
9 Hóa phân tích
10
Sinh học đại cương
11
Xác suất thống kê
12
Pháp luật đại cương
13
Sinh học phân tử
14
Sinh học động vật
15 Giáo dục thể chất
16 GD quốc phòng
II
Các học phần tự chọn
17
Kỹ năng giao tiếp
18
Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp
19
Sinh thái nông nghiệp
20
Quản lý trang trại
21
Quản trị bán hàng
B Kiến thức GDCN
I
Kiến thức cơ sở ngành
I.1
Các học phần bắt buộc
22
Giải phẫu động vật
23
Tổ chức và phôi thai học
24 Sinh lý động vật
25
Dinh dưỡng động vật
26 Dược lý thú y
27 Dược liệu thú y
28 Vi sinh vật thú y
29 Miễn dịch học
30
Hoá sinh đại cương
31
Di truyền động vật
32
Ứng dụng công nghệ sinh học trong thú y
33
Thực tập dược thú y
I.2
Các học phần tự chọn
34
Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành
35
Marketing căn bản
36
Kinh tế nông nghiệp
37 Khuyến nông
38
Sinh hóa động vật
39
Tiếng Anh chuyên ngành
II Kiến thức ngành
II.1
Các học phần bắt buộc
40
Bệnh lý học thú y
41
Phương pháp thí nghiệm vật nuôi
42 Độc chất học
43
Chẩn đoán bệnh thú y
44
Bệnh truyền nhiễm thú y
45
Thực hành Bệnh truyền nhiễm thú y
46 Ngoại khoa thú y
47
Ký sinh trùng thú y
48
Bệnh nội khoa thú y
49 Bệnh sản khoa
50 Luật thú y
51 Vệ sinh thú y
52 Dịch tễ học thú y
53 Giải phẫu bệnh
54
Thực hành thú y cơ sở
55 Chăn nuôi lợn
56
Chăn nuôi gia cầm
57
Chăn nuôi trâu bò
58
Thực hành thú y trang trại
59
Công nghệ sinh sản
60
Kiểm nghiệm thú sản
II.2
Các học phần tự chọn
61
Thức ăn chăn nuôi
62
Bệnh dinh dưỡng
63
Chọn và nhân giống vật nuôi
64 Bệnh chó mèo
65
Bệnh thú hoang dã
66
Vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật
67
Quản lý dịch bệnh trên đàn gia súc
C
Thực tập nghề nghiệp
68
Thực tập Nghề nghiệp 1
69
Thực tập Nghề nghiệp 2
D Tốt nghiệp
70
Khóa luận tốt nghiệp

Theo Đại học Lâm nghiệp 

3. Các khối thi vào ngành Thú y 

– Mã ngành: 7640101
– Ngành Thú y xét tuyển đầu vào bằng các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • B00: Toán – Hóa – Sinh học
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa hoc – Tiếng Anh
  • D08: Toán – Sinh học- Tiếng Anh
  • C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
  • D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn vào ngành Thú y

Điểm chuẩn của ngành năm 2018 dao động trong khoảng 14 – 16 điểm đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia. Với phương thức xét học bạ THPT, điểm chuẩn của ngành dao động trong khoảng 18 – 20 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Thú y

Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Thú y, nếu bạn có mong muốn trở thành Bác sĩ Thú y thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
– Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

– Khu vực miền Trung:

  • Phân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Gia Lai
  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế Nghệ An

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Trà Vinh
  • Phân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Tây Đô

6. Cơ hội việc làm ngành Thú y

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thú y, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đảm nhận các công việc tại các đơn vị sau:

  • ​Tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa;
  • Những công ty thuốc thú y, phòng khám thú y, trại chăn nuôi gia súc – gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;
  • Tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;
  • Cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y;
  • Cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản;
  • Các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái;
  • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành;
  • Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, như Phòng, Sở Nông nghiệp, Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái…
  • Mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi của riêng mình.

7. Mức lương của Bác sỹ Thú y

Ngành Thú y có mức lương khá cạnh tranh, phổ biến ở mức 3 – 5 triệu/tháng. Với những vị trí khác, mức lương dao động trong khoảng 6 – 10 triệu/ tháng. Ở các thành phố lớn thì thu nhập của Bác sỹ thú y ở tầm 25-30 triệu / tháng

8. Những tố chất phù hợp với ngành Thú y

Để có thể theo học ngành Thú y, người học cần có một số tố chất sau:

  • Yêu thích đông vật, thiên nhiên và môi trường;
  • Thích chăm sóc vật nuôi;
  • Thích xem chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
  • Học tốt các môn thuộc khoa học tự nhiên như sinh, hóa, địa;
  • Có tư duy logic và trí thông minh;
  • Ham học hỏi và tìm tòi những cái mới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *