Ngành Công nghệ chế biến thủy sản hiện nay là ngành đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về ngành học đầy tiềm năng này.

1. Tìm hiểu về ngành Công nghệ chế biên thủy sản

Công nghệ chế biến thủy sản (tiếng Anh là Aquatic Product Processing) tham gia quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản. Qua các công đoạn xử lý để hải sản đến với người tiêu dùng mà vẫn giữ được dinh dưỡng, chất lượng, mùi vị của thủy sản. Và chế biến thủy sản thành các thành phẩm khác nhau phục vụ thị trường tiêu dùng.
Ngành Công nghệ chế biến thủy sản là ngành đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về chế biến thuỷ sản; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành chế biến thuỷ sản.
Theo học ngành Công nghệ chế biến thủy sản, sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức sâu, rộng và kỹ năng thực hành về bảo quản, chế biến thuỷ sản; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ và sử dụng trang thiết bị tiên tiến; có năng lực tổ chức điều hành và quản lý sản xuất, quản trị chất lượng và an toàn thực phẩm nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện phát triển ngành chế biến thuỷ sản bền vững.
Một số môn học chuyên ngành: Hóa thực phẩm thủy sản, Bơi lội, Thủy sản, Kinh tế thủy sản, Kỹ thuật lạnh, Vi sinh thực phẩm, Vệ sinh và an toàn thực phẩm, Kỹ thuật đồ hộp, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Dinh dưỡng thực phẩm, Công nghệ sinh học ứng dụng, Công nghệ Enzym, Nước và chất lượng nước cho chế biến thủy sản, Bao bì đóng gói thực phẩm, Xử lý chất thải, Máy chế biến thủy sản…
ngành công nghệ chế biến thủy sản

2. Chương trình đào tạo

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ chế biến thủy sản trong bảng dưới đây.

Khối kiến thức Giáo dục đại cương
1
Giáo dục quốc phòng – An ninh 1
2
Giáo dục quốc phòng – An ninh 2
3
Giáo dục quốc phòng – An ninh 3
4
Giáo dục thể chất 1+2
5 Bơi lội
6
Anh văn căn bản 1
7
Anh văn căn bản 2
8
Anh văn căn bản 3
9
Anh văn tăng cường 1
10
Anh văn tăng cường 2
11
Anh văn tăng cường 3
12
Pháp văn căn bản 1
13
Pháp văn căn bản 2
14
Pháp văn căn bản 3
15
Pháp văn tăng cường 1
16
Pháp văn tăng cường 2
17
Pháp văn tăng cường 3
18
Tin học căn bản
19
TT. Tin học căn bản
20
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
21
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
22
Tư tưởng Hồ Chí Minh
23
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
24
Pháp luật đại cương
25
Logic học đại cương
26
Cơ sở văn hóa Việt Nam
27
Tiếng Việt thực hành
28
Văn bản và lưu trữ học đại cương
29
Xã hội học đại cương
30 Kỹ năng mềm
31
Cơ và nhiệt đại cương
32
Hóa học đại cương
33
Xác suất thống kê
Khối kiến thức cơ sở ngành
34
Hóa phân tích ứng dụng – CBTS
35 Sinh hóa – TS
36 Nhiệt kỹ thuật
37
Vi sinh thực phẩm thủy sản 1
38
Vi sinh thực phẩm thủy sản 2
39
Quá trình và thiết bị CNTP A
40
Quá trình và thiết bị CNTP B
41
Hóa học thực phẩm thủy sản
42
Phân tích thực phẩm thủy sản
43
Công nghệ sau thu hoạch thủy sản
44
Phương pháp thí nghiệm chế biến thủy sản
45
TTGT cơ sở chế biến thủy sản
46 Dinh dưỡng học
47
Hình họa và vẽ kỹ thuật – CNTP
48
Nước cấp, nước thải trong chế biến thủy sản
49
Nuôi trồng thủy sản
50
Vật lý học thực phẩm
51
Kỹ thuật khai thác thủy sản B
Khối kiến thức chuyên ngành
52
Nguyên lý bảo quản và chế biến thủy sản
53
Công nghệ chế biến đồ hộp thủy sản
54
Công nghệ chế biến thủy sản lạnh đông
55
Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản truyền thống
56
Thiết bị chế biến thủy sản
57
Chế biến sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng
58
TTGT công nghệ chế biến thủy sản 1
59
Quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản
60
TTGT công nghệ chế biến thủy sản 2
61
Bao bì thực phẩm thủy sản
62
Phụ gia chế biến thủy sản
63
Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết báo cáo
64
Đánh giá cảm quan sản phẩm TS
65
Anh văn chuyên môn – CBTS
66
Pháp văn chuyên môn KH&CN
67
Công nghệ enzyme và protein
68
Công nghệ chế biến rong biển
69
Công nghệ chế biến dầu, bột cá và dược liệu
70
Phát triển sản phẩm thủy sản mới
71
Marketing thực phẩm thủy sản
72
Công nghệ chế biến thực phẩm chức năng
73
Luận văn tốt nghiệp – CBTS
74
Tiểu luận tốt nghiệp – CBTS
75
Tổng hợp kiến thức cơ sở – CBTS
76
Tổng hợp kiến thức chuyên môn – CBTS
77
Lên men thực phẩm
78
Vi sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm

3. Các khối thi vào ngành Công nghệ chế biến thủy sản
– Mã ngành: 7540105
– Ngành Công nghệ chế biến thủy sản xét tuyển các khối sau:

  • A00: Toán, Vậy lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ chế biến thủy sản

Điểm chuẩn của ngành Công nghệ chế biến thủy sản tại các trường đại học dao động khoảng từ 14 đến 20 điểm năm 2018, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Công nghệ chế biến thủy sản

Hiện có các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ chế biến thủy sản sau:

  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM

6. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thủy sản có cơ hội làm việc tại các đơn vị sau:

  • Làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thủy sản (đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, cơ sở chế biến nước mắm, bột cá, dầu cá, sản phẩm giá trị gia tăng, surimi…).
  • Làm việc tại các ban quản lí khu công nghiệp – khu chế xuất, các khu công nghiệp và khu chế xuất; các cơ sở khoa học và công nghệ; các cơ sở thủy sản trong cả nước; các cơ quan/tổ chức phân tích, kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.
  • Cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh (Sở NN và PTNT, Sở Thủy sản, công ty nuôi thủy sản…) hay học tiếp bậc sau đại học ở những chuyên ngành có liên quan.
  • Tham gia nghiên cứu trong các viện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ chế biến thủy sản hoặc có thể làm cán bộ giảng dạy trong các trường cao đẳng, trung cấp về đào tạo chuyên ngành công nghệ chế biến thủy sản hoặc học tiếp lên trình độ sau đại học tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

7. Mức lương ngành Công nghệ chế biến thủy sản

Sinh viên mới ra trường thường làm tại các vị trí thấp và cơ bản nên mức lương khởi điểm rơi vào khoảng 5.000.000 – 6.000.000 VND/tháng. Sau khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuổi nghề cũng như chuyên môn vượt trội, cơ hội thăng tiến trong ngành là rất cao. Mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 2.000 – 3.000 USD/tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành

Để học tập và thành công trong ngành Công nghệ chế biến thủy sản, người học cần có những tố chất sau:

  • Khả năng phối hợp tay và mắt tốt: nghề này làm việc theo dây chuyền và yêu cầu thao tác nhanh, đồng đều và chính xác. Khả năng phối hợp “nhanh tay, nhanh mắt” sẽ khiến công việc đạt hiệu suất cao nhất.
  • Thể chất tốt: nghề này đòi hỏi phải làm việc liên tục trong 8h, hầu như khá ít thời gian nghỉ ngơi nên sức khỏe, thể chất là yếu tố quan trọng để đáp ứng yêu cầu công việc
  • Ý thức về sự an toàn: nghề này tưởng chừng đơn giản nhưng những sự cố gặp phải trong công việc cũng không phải là ít. Có thể bị xây xước, đứt tay, …
  • Làm việc nhóm: các thao tác đều có dây chuyền nên nếu không biết cách phối hợp tốt với đội nhóm thì một người làm hỏng sản phẩm sẽ kéo theo cả dây chuyển bị ảnh hưởng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Công nghệ chế biến thủy sản, từ đó có định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *