Ngành Dinh dưỡng có thể còn xa lạ đối với nhiều người, nhưng ít ai có thể hiểu được rằng đây là ngành nghề rất hot trong một vài năm trở lại đây. Trong điều kiện việc bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình được quan tâm nhiều hơn, thì ngành Dinh dưỡng trở nên thật cần thiết.

1. Tìm hiểu về ngành Dinh dưỡng

Ngành Dinh dưỡng là ngành học được đào tạo để làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, đồng thời tư vấn đưa ra lời khuyên cho mọi người về lối sống lành mạnh trong ăn uống. Phòng ngừa và khắc phục bằng cách giải quyết những thiếu hụt dinh dưỡng trước khi phải sử dụng tới thuốc, hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cụ thề.
Mục tiêu của ngành Dinh dưỡng đó là giúp cá nhân hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, hiểu biết về vai trò, nhu cầu, nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng. Hiểu được cơ chế hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, độ an toàn hay có hại trong các thực phẩm. Lập kế hoạch bữa ăn, kinh tế, và các chuẩn bị cần thiết. Đưa ra tư vấn và những lời khuyên tốt nhất đối với sức khỏe người cần được tư vấn dinh dưỡng. Từ đó phòng ngừa được những bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng mà phát bệnh.
Sinh viên theo học ngành Dinh dưỡng sẽ được trang bị mọi kiến thức, kỹ năng cần thiết, những môn học từ cơ sở đến chuyên môn ngành Dinh dưỡng; tạo tiền đề nền tảng cho ngành Dinh dưỡng mà mình sẽ làm việc sau này. Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm trong ngành Dinh dưỡng cũng rất nhiều với mức thu nhập tốt. Bạn có thể làm tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, các bệnh viện, trung tâm y tế có khoa dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng, các trường đại học, cao đẳng, Bộ y tế, cơ sở y tế…
ngành dinh dưỡng

2. Chương trình đào tạo ngành Dinh dưỡng

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Dinh dưỡng trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức giáo dục đại cương
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin (1)
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin (2)
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tiếng Anh 1
Tiếng Anh 2
Tiếng Anh 3
Tiếng Anh 4
Tiếng Anh 5
Tiếng Anh 6
Tin học đại cương
Giáo dục thể chất
Giáo dục Quốc phòng
II
Khối kiến thức cơ sở của khối ngành
Giải phẫu – sinh lý học
Hoá sinh cơ bản
Sinh lý bệnh- miễn dịch học
Ký sinh trùng
Vi sinh vật
Chăm sóc điều dưỡng cơ bản
Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản
III
Khối kiến thức cơ sở của ngành
Thống kê y học
Dịch tễ học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tâm lý học- y đức 1
Lập kế hoạch y tế
Khoa học hành vi và nâng cao sức khoẻ
Tiếp thị xã hội
IV
Khối kiến thức ngành
Dinh dưỡng cơ bản và Khoa học thực phẩm
Hoá sinh dinh dưỡng
Bệnh học dinh dưỡng
Dinh dưỡng theo lứa tuổi và ngành nghề lao động
Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Truyền thông giáo dục dinh dưỡng
Xây dựng, quản lý và triển khai can thiệp dinh dưỡng tại cộng đồng
Thực tập dinh dưỡng cộng đồng 1
Thực tâp dinh dưỡng cộng đồng 2
Triệu chứng- điều trị cơ bản Nội khoa, Nhi Khoa
Triệu chứng- điều trị cơ bản Ngoại khoa, Sản Khoa
Xây dựng và đánh giá khẩu phần dinh dưỡng
Dinh dưỡng điều trị 1
Dinh dưỡng điều trị 2
Các kỹ thuật đánh giá và can thiệp dinh dưỡng trong bệnh viện
Tổ chức, quản lý đơn vị dinh dưỡng Bệnh viện và các cơ sở dịch vụ
Thực tập dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện 1
Thực tập dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện 2
Ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Xét nghiệm và quản lý an toàn thực phẩm
Khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp
V Khối kiến bổ trợ
Sức khoẻ sinh sản
Phục hồi chức năng
Kinh tế học dinh dưỡng
Sức khoẻ môi trường- nghề nghiệp
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong tình huống khẩn cấp
Chuẩn bị và chế biến thực phẩm
Thực phẩm chức năng

Theo Đại học Y tế Công cộng

3. Các khối thi vào ngành Dinh dưỡng

Mã ngành: 7720401
Ngành Dinh dưỡng thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • B00 (Toán, Hóa,Sinh)
  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01(Toán, Lý, Anh)
  • D01 (Toán, Văn, Anh)
  • D07 (Toán, anh, Hóa)
  • D08 (Toán, Sinh, Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Dinh dưỡng

Điểm chuẩn ngành Dinh dưỡng năm 2018 của các trường dao động trong khoảng từ 15 đến 22 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Dinh dưỡng

Hiện ở nước ta có một số trường đại học đào tạo ngành Dinh dưỡng sau:

  • Đại học Y tế Công cộng
  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Thăng Long
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Y dược TP.HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Dinh dưỡng 

Hiện nay, khi mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, việc quan tâm tới nguồn dinh dưỡng cơ thể cần như thế nào là một trong những nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho cá nhân con người. Ngành Dinh dưỡng tuy là ngành mới nhưng lại có cơ hộ việc làm nhiều vì nguồn nhân lực ngành này đang quá ít. Cụ thể, cử nhân ngành Dinh dưỡng có thể làm việc tại đơn vị sau đây:

  • Các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Các bệnh viện từ địa phương đến trung ương;
  • Các trường đại học Y, Bộ Y tế, các Sở Y tế;
  • Các Viện nghiên cứu dinh dưỡng và thực phẩm;
  • Các Viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe ;
  • Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện;
  • Trung tâm phòng chống HIV/AIDS;
  • Trung tâm truyền thông – Giáo dục sức khoẻ, chi cục Dân số – KHHGĐ;
  • Các cơ sở y tế khác có liên quan đến dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, Y học dự phòng;
  • Các cơ sở chế biến thực phẩm và dinh dưỡng, thực phẩm chức năng;
  • Các công ty du lịch và các cơ sở, dịch vụ ăn uống, các trường học, nhà máy, xí nghiệp, các nhà dưỡng lão…

Những người làm việc trong ngành Dinh dưỡng đều có nhiệm vụ chính là giám sát việc ăn uống của những cá nhân có nhu cầu khám, quan tâm tới dinh dưỡng và khẩu phần ăn hàng ngày để có thể đảm bảo sức khỏe, xây dựng thực đơn hợp lý, tiến hành điều trị đối với cá nhân đang thừa quá nhiều chất từ đó có thói quen ăn uống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

7. Mức lương ngành Dinh dưỡng

Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe về dinh dưỡng cơ thể tăng cao thì chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ Dinh dưỡng càng trở nên quan trọng. Chính vì vậy, mức lương của những người hoạt động trong nghề này cũng vì thế mà được chú ý hơn. Cụ thể:

  • Với những người mới ra trường bạn sẽ nhận được mức lương từ 4 – 6 triệu/ tháng.
  • Đối với những cử nhân, bác sĩ Dinh dưỡng lâu năm, có nhiều kinh nghiệm hơn, có thể nhận mức lương từ 8 triệu đồng/ tháng trở lên.
  • Còn với những cử nhân Dinh dưỡng có cơ hội làm việc tại nước ngoài, đơn cử như Đức thì mức thu nhập vô cùng khủng, lên tới 2.300 đến 2.500 euro/tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Dinh dưỡng

Người làm trong ngành Dinh dưỡng nói riêng và bảo vệ sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ nói chung luôn là ngành nghề có được sự tin tưởng của người bệnh. Vậy đối với ngành Dinh dưỡng, thì người hoạt động trong ngành này cần có những tố chất sau:

  • Có ý thức trách nhiệm cao với ngành nghề và với người bệnh;
  • Đức tính trung thực;
  • Sự ân cần và chu đáo;
  • Kỹ năng giao tiếp với người cần tư vấn;
  • Cẩn thận, tỉ mỉ;
  • Tác phong nhanh nhẹn và tự tin;
  • Chuyên môn nghề nghiệp vững vàng;
  • Có lòng yêu nghề và đam mê với nghề;
  • Khả năng nhận định và đánh giá bệnh, nguồn dinh dưỡng hợp lý;
  • Kỹ năng làm việc thành thạo, chuyên nghiệp;
  • Hỗ trợ tinh thần người khám chữa dinh dưỡng một cách tuyệt đối, không dè bỉu, không làm cho người bệnh rơi vào trạng thái bị tự ti…

Thông tin Tuyển sinh 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *