Khi chọn và theo học bất cứ ngành nghề nào chúng ta đều mong muốn có một công việc ổn định sau khi ra trường mang lại mức thu nhập hấp dẫn. Vậy đối với ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng thì có cơ hội việc làm như thế nào?

1. Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng (hay Kỹ thuật vật lý trị liệu) là ngành học đào tạo ra những bác sỹ giúp bệnh nhân phục hồi dần, trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho người tàn tật hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng tàn tật của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng.
Phục hồi chức năng không chỉ huấn luyện người tàn tật thích nghi với môi trường sống mà còn tác động vào môi trường và xã hội tạo nên khối thống nhất cho quá trình hội nhập của người tàn tật. Giúp người bệnh có thể tham gia mọi hoạt động của xã hội, có những cơ hội bình đẳng như những con người khác khi phục hồi được mọi chức năng bình thường của cơ thể.
Mục tiêu của ngành là đào tạo, rèn luyện đội ngũ bác sĩ có phẩm chất đạo đức đúng mực. Chấp hành mọi quy tắc của nhà nước cũng như các quy định của nơi làm việc. Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, hiểu được những vấn đề chuyên ngành liên quan đến phục hồi chức năng cơ thể cho người bệnh. Hiểu biết tất cả các nguyên lý, nguyên tắc của các trang thiết bị thuộc lĩnh vực vật lý trị liệu.
Sinh viên sẽ được học tập những môn cơ sở ngành, những môn chuyên sâu về ngành, những môn đại cương như Triết học Mac-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh… Trang bị cho sinh viên các kiến thức về các vấn đề trong kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh từ khâu tổ chức, đón tiếp người bệnh đến điều trị cho bệnh nhân.
ngành kỹ thuật phục hồi chức năng

2. Các khối thi

– Mã ngành: 7720603
– Xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • B00: Toán, Hóa, Sinh
  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Anh
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Ngành y là ngành học thu hút được đông đảo thí sinh tham gia theo học, nhất là đối với những thí sinh có lực học khá giỏi thì đây là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Trong năm học 2018 ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng tại các trường đại học có điểm chuẩn trong khoảng từ 15 đến 19 điểm.

4. Các trường đào tạo

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  • Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

5. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Cơ hội việc làm trong ngành này có rất nhiều. Chỉ cần bạn tốt nghiệp, cầm trên tay tấm bằng chuyên ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng là có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Giảng dạy trong các đại học, cao đẳng, trung cấp… có đào tạo ngành này;
  • Làm việc trong các Viện, Bệnh viện;
  • Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi Chức Năng;
  • Trung tâm Chỉnh hình – Phục hồi chức năng ở các cơ sở y tế công lập và tư nhân trong nước;
  • Làm việc các bệnh viện, Trung tâm VLTL-PHCN ở nước ngoài có ký kết với Viêt Nam trong vấn đề trao đổi nguồn nhân lực;
  • Trở thành những kỹ thuật viên, bác sĩ vật lý trị liệu – phục hồi chức năng làm việc tại các bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng, các trung tâm phục hồi chức năng;
  • Làm việc tại các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật.

6. Mức lương

Mức thu nhập của cán bộ, bác sĩ hoạt động và làm việc trong ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng cũng ở mức khá cao, xứng đáng với từng trình độ và kinh nghiệm cống hiến làm việc. Nếu là một Bác sĩ có kinh nghiệm trong Kỹ thuật phục hồi chức năng, có chuyên môn cao, bạn còn có cơ hội thăng tiến trong công việc, hoặc mở phòng Vật lý trị liệu riêng, mở dịch vụ Vật lý trị liệu tại nhà cũng tăng nguồn thu nhập đáng kể cho cán bộ ngành. Nếu làm được như vậy thì mức lương của bạn sẽ rất cao, không thể liệt kê hết được.

7. Những tố chất phù hợp

Làm việc trong lĩnh vực sức khỏe là môi trường cần nhiều tố chất, kỹ năng và chuyên môn nhất. Đối với một bác sĩ Kỹ thuật phục hồi chức năng thì nhất định bạn cần trau dồi và rèn  luyện cho mình có đủ những tố chất sau đây:

  • Có nhiệt huyết và đam mê, tình yêu với nghề sâu sắc;
  • Bình tĩnh, nhẹ nhàng, thông cảm và thấu hiểu nỗi đau của người bệnh;
  • Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, phục hồi, điều trị và phục hồi lại những chức năng của cơ thể người bệnh, hết lòng phục vụ người bệnh;
  • Khiêm tốn học tập kinh nghiệm từ những anh chị đi trước trong nghề, chân thành hợp tác với đồng nghiệp;
  • Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc chuyên môn. Đáp ứng, hoàn thành mọi công việc mà cấp trên giao phó;
  • Tuân thủ mọi quy tắc mà cơ quan, nơi làm việc đề ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *