Khái niệm quản lý nhà nước

Học ngành Quản lý Nhà nước sinh viên có được kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư…

Tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước, sinh viên trở thành những cử nhân quản lý nhà nước với yêu cầu cũng như đáp ứng các mục tiêu cụ thể. Vậy, Ngành quản lý nhà nước làm gì:
1. Trung thành với Đảng, nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức.
3. Trở thành một công chức chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả.
4. Trở thành một đồng nghiệp tận tình, một cộng sự tốt, biết làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, đồng đội, tận tâm.
5. Thành thạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giải quyết các công việc.
6. Người lao động sáng tạo và không ngừng đổi mới.
7. Hiểu biết xã hội
8. Tinh thần phục vụ xã hội, phụng sự tổ quốc

MỜI XEM THÊM:

Chuẩn đầu ra ngành quản lý nhà nước?

Các yêu cầu về nội dung, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề trong quản lý nhà nước, yêu cầu về thái độ và vị trí công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học Quản lý nhà nước được quy định như sau:

Yêu cầu về kiến thức

1. Kiến thức cơ bản
– Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị học, Pháp luật đại cương).
– Các kiến thức cơ bản về tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu khoa học, kinh tế học phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nâng cao trình độ, học tập ở trình độ cao hơn, nghiên cứu các giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn (Tâm lý học đại cương, Xã hội học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Lịch sử văn minh thế giới, Tổ chức sự kiện).
– Các kiến thức và kỹ năng về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

2. Kiến thức cơ sở ngành
– Kiến thức về khoa học quản lý
– Kiến thức về khoa học tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
– Kiến thức cơ sở về một số nghiệp vụ hành chính

3. Kiến thức chuyên ngành
– Kiến thức chuyên ngành quản lý nhân sự trong khu vực công
– Kiến chức chuyên ngành thiết kế và phân tích tổ chức bộ máy nhà nước
– Kiến thức chuyên ngành hoạch định và phân tích chính sách công
– Kiến thức chuyên ngành quản lý về kinh tế, tài chính công
– Kiến thức chuyên ngành quản lý xã hội: văn hóa, y tế, giáo dục, tôn giáo, dân tộc,…

4. Kiến thức nghiệp vụ
– Kiến thức về tin học văn phòng
– Kiến thức về tiếng anh chuyên ngành
– Kiến thức về nghiệp vụ hành chính
– Kiến thức về kỹ năng mềm để thực hiện các công việc hành chính

Kỹ năng học ngành Quản lý nhà nước

1. Kỹ năng cứng
– Lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng, bố trí nhân sự, kiểm tra, đánh giá về nhân sự.
– Soạn thảo các loại văn bản quản lý nhà nước, văn bản hành chính.
– Tổ chức công sở, phòng làm việc khoa học, tổ chức hội họp, tiếp khách. Quản lý, lưu trữ Hồ sơ, tài liệu cơ quan.
– Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
– Giải quyết các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực cơ bản như tư pháp, xây dựng, đất đai, chứng thực….
– Phân tích chính sách, hoạch định các chính sách công trong các ngành và lĩnh vực cụ thể.
– Có khả năng nghiên cứu khoa học hành chính, khoa học quản lý.

2. Kỹ năng mềm
– Phân tích vấn đề: Khả năng khảo sát, phân tích vấn đề về quản lý hành chính. Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc quản lý nhà nước
– Giải quyết vấn đề: Khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra đối với quản lý hành chính nhà nước.
– Làm việc theo nhóm: Kỹ năng theo nhóm gồm khả năng thích nghi và hòa nhập nhanh vào nhóm, phân công công việc, phối hợp hiệu quả giữa các thành viên, hỗ trợ thành viên khác, trao đổi giữa các thành viên.
– Lập kế hoạch, quản lý thời gian: Lập được các kế hoạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các cơ quan hành chính nhà nước. Quản lý thời gian có hiệu qủa.
– Giao tiếp: Lắng nghe, giao tiếp, thuyết phục, đàm phán với các đối tượng.
– Tự học, tự đào tạo: có khả năng làm việc độc lập, có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước.
– Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint); các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
– Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn.

Thái độ của công chức Quản lý nhà nước

1. Thái độ của một người công chức trong khi thi hành công vụ
– Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
– Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
– Có tinh thần chủ động và phối hợp chặt chẽ trong quá trình làm việc, giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Có ý thức bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của cơ quan, của nhà nước được giao.
– Có thái độ nghiêm túc, khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước.
– Có ý thức rõ ràng về vị trí, vai trò của công tác quản lý hành chính.

2. Thái độ trong giao tiếp văn hóa công sở
– Có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp, gần gũi với nhân dân; ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
– Có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.

3. Thái độ tự học, tự cập nhật kiến thức
– Tích cực tự học và cập nhật kiến thức
– Tham gia đầy đủ, trách nhiệm các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Nhà trường, Khoa tổ chức

4. Vị trí người học sau khi tốt nghiệp
– Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước có thể đảm nhiệm công việc ở vị trí quản lý, chuyên viên hành chính các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư.
– Nghiên cứu viên về khoa học Hành chính, khoa học Quản lý ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sánh của Đảng và Nhà nước.
– Làm công tác giảng dạy về Khoa học Hành chính, khoa học Quản lý tại các cơ sở giáo dục

Đăng ký xét tuyển Đại học từ xa Quản lý Nhà nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *