Ngành Sư phạm Ngữ văn là một ngành học hấp dẫn, thú vị phù hợp với những bạn trẻ yêu thích văn chương. Đây là một ngành học năng động bởi sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau.

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Ngữ văn

Ngành Sư phạm Ngữ văn (tiếng Anh là Literature and Linguistics Teacher Education) là ngành đào tạo giáo viên có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn tại các trường phổ thông đại trà, trường chuyên, trường chất lượng cao và các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp; có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt phục vụ cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục; rèn luyện các kỹ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức của công dân thế hệ mới.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể giảng dạy Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp, làm cán bộ quản lý giáo dục, phụ trách chuyên môn tại các sở giáo dục và đào tạo…; sinh viên có thể học tiếp sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh) các ngành: Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Ngôn ngữ học, Lý luận và phương pháp giảng dạy Văn học; Lý luận và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt.

2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn

Dưới đây là khung chương trình đào tạo và các môn chuyên ngành của ngành Sư phạm Ngữ văn.

Khối kiến thức chung
1 Giáo dục quốc phòng 15
Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
2 NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1 16
Kỹ năng giao tiếp
3 Tiếng Anh 1 17
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Tiếng Pháp 1 18 Tiếng Anh 3
5 Tiếng Nga 1 19 Tiếng Pháp 3
6 Giáo dục thể chất 1 20 Tiếng Nga 3
7 NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2 21 Giáo dục học
8 Tiếng Anh 2 22
Giáo dục thể chất 3
9 Tiếng Pháp 2 23
Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
10 Tiếng Nga 2 24
Giáo dục thể chất 4
11 Tin học đại cương 25
Tiếng Pháp chuyên ngành
12 Tâm lý học 26
Thực tập sư phạm 1
13 Giáo dục thể chất 2 27
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
14 Âm nhạc 28
Thực tập sư phạm 2
Khối kiến thức chuyên ngành
1 Cơ sở văn hóa Việt Nam 29
Phương pháp sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam / Sử thi dân gian các dân tộc ít người ở Vi
2 Văn học dân gian Việt Nam 30
Nguyễn Trãi trong tiến trình văn học Việt Nam /Nguyễn Du trong tiến trình văn học Việt Nam
3 Dẫn luận ngôn ngữ học và Ngữ âm học tiếng Việt 31
Lịch sử phương pháp dạy học Ngữ văn
4 Hoạt động giao tiếp và thực hành văn bản tiếng Việt 32
Thực tập sư phạm 1
5 Nghệ thuật học đại cương 33
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
6 Xã hội học nghệ thuật 34 Văn học Nga
7 Văn học Việt Nam trung đại I (Khái quát TK X – TKXVII) 35
Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Việt
8 Cơ sở ngôn ngữ văn tự Hán Nôm 36
Truyện thơ Đông Nam Á /Văn học Ấn Độ
9 Logic học 37
Những vấn đề phê bình văn học Việt Nam / Văn học Việt Nam ở nước ngoài
10 Văn học Việt Nam trung đại II (TK XVIII – TKXIX) 38
Các tác gia văn học Nga cổ điển
11 Văn bản Hán văn Trung Quốc 39
Thơ Pháp và những vấn đề lí luận
12 Phương pháp nghiên cứu khoa học 40
Tiểu thuyết phương Tây /Văn học Bắc Mĩ – Mĩ la tinh
13 Văn học Việt Nam hiện đại I (đầu TKXX – 1945) 41
Nghệ thuật thơ Đường /Thơ Haicư
14 Văn học châu Á 42
Phương pháp luận nghiên cứu văn học ứng dụng
15 Văn học Phương Tây I (Từ cổ đại đến TK XVIII) 43
Những vấn đề thể loại văn học/ Văn học với các loại hình nghệ thuật
16 Văn học, nhà văn, bạn đọc 44
Ngôn ngữ và Văn học
17 Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt 45
Tiếng Việt trong nhà trường
18 Tiếng Nga chuyên ngành 46
Từ Hán Việt và dạy học từ Hán Việt
19 Văn học Việt Nam hiện đại II (1945 – 1975) 47 Văn bản Nôm
20 Tác phẩm và thể loại văn học 48
Một số vấn đề lí luận về văn hóa học và văn hóa Việt Nam
21 Ngữ pháp và ngữ pháp văn bản Tiếng Việt 49
Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
22 Văn bản Hán văn Việt Nam 50
Thực tập sư phạm 2
23 Lý luận dạy học ngữ văn 51
Khoá luận tốt nghiệp
24 Văn học Việt Nam hiện đại III (sau1975) 52
Chuyên đề văn học việt nam hiện đại 1
25 Văn học Phương Tây II (Từ TK XIX – XX) 53
Chuyên đề phương pháp dạy học 1
26 Tiến trình văn học 54
Chuyên đề văn học việt nam hiện đại 2
27 Phong cách học tiếng Việt 55
Chuyên đề phương pháp dạy học 2
28 Lý luận và phương pháp dạy học văn

Theo Đại học Sư phạm Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Sư phạm Ngữ văn 

– Mã ngành: 7140217

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Ngữ văn:

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Ngữ văn

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 – 28 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.

5. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn

Hiện có nhiều trường xét tuyển ngành Sư phạm Ngữ văn, vì vậy, để giúp các sĩ tử lựa chọn được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học đào tạo ngành này theo từng khu vực.

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)
  • Đại học Hải Phòng

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)
  • Đại học Sư phạm (Đại học Huế)
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Vinh
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Quảng Nam
  • Đại học Phạm Văn Đồng
  • Đại học Phú Yên

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Đồng Nai
  • Đại học An Giang
  • Đại học Trà Vinh

6. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Ngữ văn

Ngành Sư phạm Ngữ văn là một ngành học khá đa dạng về việc làm, ngoài việc giảng dạy chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp ngành học này còn đảm nhận được nhiều công việc khác nhau. Cụ thể, sau khi ra trường, sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn có thể thực hiện các công việc sau:

  • Giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở các trường tiểu học, THCS, THPT, những trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có đào tạo chuyên ngành Văn học;
  • Nghiên cứu và phê bình văn học tại những Viện nghiên cứu về văn học, văn hóa, ngôn ngữ… trên cả nước, những trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
  • Trở thành biên tập viên, phóng viên cho các đài phát thanh, truyền hình, biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông;
  • Chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn ở phòng/ sở Giáo dục và Đào tạo;
  • Làm công tác chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức liên quan kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lí giáo dục, các tổ chức xã hội…

7. Mức lương ngành Sư phạm Ngữ văn

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập hoặc làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông, nhà xuất bản… thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.

8. Ngành Sư phạm Ngữ văn cần có tố chất gì?

Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Ngữ văn, bạn cần phải có các tố chất sau:

  • Có khả năng học tốt các môn Khoa học Xã hội;
  • Yêu thích văn chương, có khả năng cảm thụ văn học và viết lách;
  • Có vốn hiểu biết văn học, văn hóa sâu rộng;
  • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.

Ngành Sư phạm Ngữ văn là một ngành học vô cùng thú vị, nhận được nhiều sự quan tâm của những bạn yêu văn chương và có khả năng viết lách. Nếu các bạn còn đang phân chưa biết lựa chọn ngành nào để theo học thì ngành Sư phạm Ngữ văn cũng là một gợi ý hay đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *