Hiện nay, ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam chưa được nhiều bạn trẻ biết đến. Vậy ngành này học những gì và sau khi ra trường làm gì là vấn đề mà nhiều phụ huynh và thí sinh thắc mắc khi lựa chọn ngành học.

1.  Tìm hiểu ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam

Ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam (tiếng Anh là Vietnamese Language and Culture) là ngành tập trung đào tạo các hoạt động về quản lý văn hóa, du lịch, bảo tàng, hoạt động về truyền thông báo chí và nghiên cứu sâu về con người, khoa học, xã hội Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử. Từ đó, góp phần bảo tồn những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Học ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, các bạn sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, về văn học văn hóa Việt Nam. Và đào tạo thêm ngoại ngữ, tin học giúp sinh viên có thể hội nhập nhanh chóng với xu hướng phát triển ngày càng nhanh của xã hội. Bên cạnh đó, là rèn luyện thêm kỹ năng nhận diện, soạn thảo văn bảo, cách tác nghiệp báo chí cơ bản, cách giảng dạy, nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Việt.
Theo học ngành này, sinh viên còn được cung cấp các phương pháp phát hiện, giải quyết, khắc phục vấn đề như : quan sát, phát hiện, sưu tầm, tổng hợp tài liệu. Đặc biệt hơn là các kỹ năng chuyên ngành báo chí như : quay phim, chụp ảnh, đọc dẫn, MC chương trình, Marketing…; được học thêm cách quản trị, quản lý các công tác văn phòng, giảng dạy môn Ngữ văn; được tham gia các lễ hội lớn, hoạt động du lịch, văn hóa di sản…
Ngành Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam

2. Chương trình đào tạo ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam trong bảng dưới đây.

I Khối kiến thức chung (Không tính các môn học 9 – 10)
1 Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2 Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở
6 Tiếng Việt cơ sở : nghe – nói
7 Tiếng Việt cơ sở: đọc – hiểu
8 Tiếng Việt cơ sở: ngữ pháp – viết
9 Giáo dục thể chất
10 Kĩ năng mềm
II Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
II.1 Bắt buộc
11 Các phương pháp nghiên cứu khoa học
12 Nhà nước và pháp luật đại cương
13 Lịch sử văn minh thế giới
14 Cơ sở văn hoá Việt Nam
15 Xã hội học đại cương
16 Tâm lí học đại cương
17 Lô gíc học đại cương
II.2 Tự chọn
18 Kinh tế học đại cương
19 Môi trường và phát triển
20 Thống kê cho khoa học xã hội
21 Thực hành văn bản tiếng Việt
III Khối kiến thức chung của khối ngành
III.1 Bắt buộc
22 Hán Nôm cơ sở
23 Dẫn luận ngôn ngữ học
24 Nghệ thuật học đại cương
25 Lịch sử Việt Nam đại cương
III.2 Tự chọn
26 Văn học Việt Nam đại cương
27 Việt ngữ học đại cương
28 Phong cách học tiếng Việt
29 Nhân học đại cương
30 Mĩ học đại cương
31 Báo chí truyền thông đại cương
IV Khối kiến thức chung của nhóm ngành
IV.1 Bắt buộc
32 Lịch sử tiếng Việt
33 Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại
34 Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam
35 Văn học Việt Nam hiện đại
IV.2 Tự chọn
36 Văn học Việt Nam trung đại
37 Xã hội Việt Nam đương đại
38 Lí thuyết và thực hành dịch
V Khối kiến thức ngành và bổ trợ
V.1 Bắt buộc
39 Tiếng Việt trung cấp
40 Tiếng Việt cao cấp
41 Ngữ pháp tiếng Việt
42 Từ vựng học tiếng Việt
43 Ngữ âm tiếng Việt
44 Các dân tộc Việt Nam
45 Di tích và thắng cảnh Việt Nam
46 Mĩ thuật và kiến trúc Việt Nam
47 Địa lí Việt Nam
48
Việt Nam và Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử, văn hóa và xã hội
V.2 Tự chọn
49 Phong tục, lễ hội Việt Nam
50 Văn học dân gian Việt Nam
51 Làng xã Việt Nam
52 Du lịch Việt Nam
53 Văn hóa ẩm thực Việt Nam
54 Hà Nội học
55 Kinh tế Việt Nam
56 Việt Nam và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
57 Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam
58 Văn học các dân tộc Việt Nam
59 Phương pháp dạy tiếng
60 Ngữ dụng học tiếng Việt
VI Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
61 Thực tập, thực tế
62 Khoá luận tốt nghiệp
Các môn học thay thế Khóa luận tốt nghiệp
63 Cơ sở ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
64 Nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Việt

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam

– Mã ngành: 7220101
– Các tổ hợp môn xét tuyển:

  • A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
  • C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
  • C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)
  • C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam

Điểm chuẩn ngành khá cao từ 14 – 22 điểm, vì đây là ngành đòi hỏi lượng lớn kiến thức về văn hóa xã hội, khoa học nhân văn.

5. Các trường đào tạo Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam

Hiện nay, ở nước ta có rất ít trường đào tạo:

  • Đại học Hà Nội
  • Đại học Sư phạm TP. HCM
  • Đại học Cửu Long
  • Đại học Bạc Liêu
  • Đại học Nguyễn Tất Thành

6. Cơ hội việc làm của ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam có cơ hội làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc lĩnh vực về văn hóa – xã hội như: Sở Văn hóa, thể thao, du lịch, các tòa soạn báo chí, Đài truyền hình, Đài phát thanh… Hoặc có thể nghiên cứu về khoa học, nhân văn như: Phòng giáo dục, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề. Cụ thể:

  • Chuyên viên nghiên cứu về ngôn ngữ học, về văn học nghệ thuật. Ví dụ như: nghiên cứu ngôn ngữ học tại trường học, viện bảo tàng văn hóa…
  • Làm phóng viên chuyên mục ngôn ngữ học, văn hóa, du lịch. Ví dụ như: Phóng viên mảng du lịch Kenh14.vn, phóng viên mảng giáo dục báo Vietnamnet, Phóng viên báo Du lịch Việt Nam, hay tạp chí ngành liên quan.
  • Biên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí truyền thông. Ví dụ: Biên tập viên mục du lịch, mục văn hóa xã hội tại báo Đời sống pháp luật, báo Vnexpress… hay biên tập các kênh truyền thông liên quan đến ngành học.
  • Nhân viên tại các công ty, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Ví dụ như: Nhân viên truyền thông – xã hội, nhân viên biên dịch truyện, nhân viên soạn thảo sách…
  • Ngoài ra, các bạn cơ hội làm việc tại các cơ quan ngoại giao từ trung ương đến địa phương, các cơ quan đại diện của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ,..

7. Mức lương của ngành

Mức lương ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam dựa theo kinh nghiệm và năng lực của mỗi cá nhân. Cụ thể:

  • Với người chưa có kinh nghiệm mức lương dao động từ 6 – 8 triệu/tháng.
  • Những người có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, mức lương từ 9 – 12 triệu.
  • Cá nhân có thâm niên từ 3 – 5 năm hoặc trên 5 năm mức lương sẽ rất cao từ 15 – 25 triệu/tháng.

8. Những tố chất cần có để theo học

Để theo học ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Người có trình độ tiếng Việt, thông thạo về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
  • Có kiến thức về mảng tin học văn phòng.
  • Kiến thức về nghiên cứu khoa học, kinh tế, lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục của Việt Nam.
  • Nhanh nhạy trong nhận thức thông tin thế giới và biết phân tích sự kiện trong nước, ngoài nước.
  • Khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn, giúp nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa một cách chính xác, tỉ mỉ.
  • Chăm chỉ, kiên trì và sáng tạo.
  • Năng động, tự tin và có kỹ năng giao tiếp tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *