Khi điều kiện khí hậu đang có những biến đổi khó lường cùng với dịch bệnh, vi khuẩn thay đổi liên tục gây hại cho con người thì công tác phòng chống dịch bệnh càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên bác sỹ trong ngành Y học dự phòng hiện nay lại ít, không đủ để đáp ứng cho xã hội. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về ngành Y học dự phòng

Ngành Y học dự phòng (tiếng Anh là Preventive Medicine) là một lĩnh vực Y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh. Nói cách khác, Y học dự phòng là để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển, kiểm soát nguồn bệnh. Mục tiêu hàng đầu của ngành Y học dự phòng là nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh, kiểm soát bệnh của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.
Y học dự phòng còn có mục đích làm giảm khả năng xuất hiện của bệnh dịch, giảm tỷ lệ mới mắc, phát hiện bệnh sớm, tiến hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Điều trị bệnh với những phương án hợp lý ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn, phục hồi sức khỏe cho người bệnh khi bệnh để lại di chứng.
Ngành Y học dự phòng sẽ đào tạo những bác sĩ chuyên ngành về các vấn đề chẩn đoán sức khỏe cộng đồng, sức khỏe dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề sức khỏe liên quan các tác nhân ngoại sinh, nội sinh, kể cả di truyền và lối sống, dịch bệnh nhiễm trùng, không nhiễm trùng, dịch bệnh liên quan đến lứa tuổi, phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình dịch vụ y tế, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe… Sau khi hoàn thành khóa học Y học dự phòng, các tân cử nhân có thề làm việc tại các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, tỉnh, Trung ương.

ngành y học dự phòng
ngành y học dự phòng

2. Chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng

A.
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
I
Khoa học Mác Lênin – TT Hồ Chí Minh
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
II
Khoa học tự nhiên
Tin học
Xác suất thống kê-Thống kê Y học
Lý sinh
Hoá học
Sinh học đại cương
Di truyền
III Khoa học xã hội
Tâm lý học – Y đức
Nhà nước và Pháp luật
IV
Ngoại ngữ không chuyên
Ngoại ngữ cơ bản 1
Ngoại ngữ cơ bản 2
Ngoại ngữ chuyên ngành
V
Giáo dục thể chất
VI
Giáo dục Quốc phòng và Y học Quân sự
Giáo dục Quốc phòng
Y học Quân sự
B
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
VII
Kiến thức cơ sở của ngành (bắt buộc)
Giải phẫu học
Sinh lý học
Hoá sinh
Mô phôi
Vi sinh
Ký sinh trùng
Giải phẫu bệnh
Sinh lý bệnh – Miễn dịch
Dược lý và Độc chất
Chẩn đoán Hình ảnh
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm 1
Điều dưỡng cơ bản
Sức khoẻ môi trường 1
Sức khoẻ nghề nghiệp 1
Dịch tễ học 1
Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe
VIII
Kiến thức chuyên ngành (bắt buộc)
Nội cơ sở
Ngoại cơ sở
Nội bệnh lý
Ngoại bệnh lý
Phụ sản
Nhi
Truyền nhiễm
Y học Cổ truyền
Lao
Răng Hàm Mặt
Tai Mũi Họng
Mắt
Da liễu
Phục hồi chức năng
Thần kinh
Sức khoẻ tâm thần
Ung thư
Dị ứng
Sức khoẻ sinh sản
Kinh tế Y tế
Tổ chức và quản lý y tế
Y học xã hội và Nhân học Y học
Sức khoẻ lứa tuổi
Sức khoẻ môi trường 2
Sức khoẻ nghề nghiệp 2
Dịch tễ học 2
Dịch tễ học 3
Dinh dưỡng và An toàn thựuc phẩm 2
Dân số học
Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng
XIX
Kiến thức chuyên ngành (tự chọn)
Vaccin
Khống chế các bệnh phổ biến
Thảm hoạ
Y học lao động
Bệnh nghề nghiệp
Giám sát môi trường
Đô thị hoá và sức khoẻ
Dinh dưỡng cộng đồng
Y học thể thao
Sức khoẻ ngư dân
Đánh giá hoạt động y tế
Thiết kế dự án y tế
Các chương trình Y tế Quốc gia
Quản lý vấn đề lây nhiễm HIV ở cộng đồng
Quản lý dịch và thảm hoạ
Quản lý các chương trình và dự án y tế
Quản lý và phát triển nguồn nhân lực y tế
Kỹ năng phân tích số liệu định lượng sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và giải pháp quản lý tại cộng đồng
Sức khoẻ sinh sản và tình dục, một số vấn đề ưu tiên giải pháp
C
THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG
Thực tập Y học Dự phòng I
Thực tế Y học Dự phòng II
Thực tế Y học Dự phòng III
D
KHOÁ LUẬN HOẶC THI TỐT NGHIỆP
Khoá luận
Khoa học tổ chức và quản lý
Quản lý Y tế
Chính sách Y tế

Theo Đại học Y Dược – Đại học Huế

3. Các khối thi vào ngành Y học dự phòng 

– Mã ngành: 7720110
– Ngành Y học dự phòng xét tuyển tổ hợp môn sau:

  • B00:Toán, Hóa học, Sinh học
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Y học dự phòng

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học có đào tạo ngành Y học dự phòng trong vài năm trở lại đây. Trong năm học 2018, mức điểm chuẩn của ngành Y học dự phòng là từ 18,5 đến 24,5 điểm. Tuy nhiên, tùy theo đề án tuyển sinh của từng trường khác nhau, mà có mức điểm chuẩn vào trường cũng thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện tuyển sinh của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Y học dự phòng

Hiện nay, ở nước ta có một số trường đại học đào tạo ngành Y học dự phòng sau:
– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Y Dược Hải Phòng

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Y khoa Vinh
  • Đại học Y Dược – Đại học Huế

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Y Dược TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Y Dược Cần Thơ

6. Cơ hội việc làm ngành Y học dự phòng

Cơ hội làm việc ngành Y học dự phòng là rất lớn, do hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương đều rất khan hiếm nguồn nhân lực bác sĩ Y học dự phòng. Chính vì điều này nên những sinh viên đã và đang theo học ngành này sẽ không còn phải lo lắng thất nghiệp hay không có việc làm nữa. Cụ thể, bạn có thể đảm nhận các công việc tại các đơn vị sau :

  • Làm việc tại Bộ y tế; các viện nghiên cứu chuyên ngành Y học dự phòng;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… có các ngành về y tế;
  • Làm việc tại các trung tâm y tế dự phòng từ cơ sở tới trung ương;
  • Làm việc tại các phòng tiêm chủng vắc xin, phòng chống bệnh dịch;
  • Chăm sóc cho bệnh nhân và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng tại các trung tâm y tế;
  • Làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại các trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước…
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về Y tế dự phòng như phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân;
  • Tham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng: Các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng.

7. Mức lương ngành Y học dự phòng

Đối với sinh viên ngành Y học dự phòng mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở y tế dự phòng sẽ có mức lương cơ bản từ 4 – 6triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành thì mức lương từ 8 – 13 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Y học dự phòng

Để có thể học tập và làm việc trong ngành Y tế dự phòng, bạn cần có những tố chất và điều kiện như sau :

  • Có trí tuệ tốt để có thể học tập thành công các môn học qua quá trình học tập tại trường đại học mà mình theo học;
  • Có tính cần cù, chăm chỉ để hoàn thành mọi bài tập hoặc các bài thí nghiệm thực hành thực tế;
  • Dành nhiều thời gian để hấp thụ, học, hiểu lượng thông tin lớn, do ngành học này là ngành học có rất nhiều kiến thức cần để ghi nhớ;
  • Có sức khỏe tốt để học tập và làm việc hiệu quả. Bởi chúng ta cũng biết rằng ngành y nói chung là một ngành học khá vất vả so với các ngành học khác trong hệ thống Giáo dục.
  • Khả năng ngoại ngữ tốt cũng là một trong những điều kiện tất yếu của người học y nói chung và y tế dự phòng nói riêng;
  • Có niềm đam mê, yêu thích đặc biệt với ngành y tế dự phòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *