Nhiều phụ huynh thay vì la mắng, chỉ bảo, dùng sự ân cần để chỉ ra lỗi sai của con thì có nhiều cha mẹ dùng hình thức im lặng, nên hay không?

Trẻ nhỏ thường tăng động, hiếu kỳ mọi điều xung quanh, thích khám phá tìm tòi theo bản năng nên việc tự ý không vâng lời cha mẹ là điều hết sức bình thường ở giai đoạn “tập ăn, tập nói”. 

Tất nhiên nếu trẻ làm sai tất nhiên cần có hình phạt, hình phạt có rất nhiều nhưng phạt trẻ như thế nào, cho con chịu trách nhiệm về hành động của mình rất quan trọng.

Phạt con là một hình thức giáo dục về tinh thần và tư duy mà các bậc làm cha mẹ nên hiểu rõ bởi sẽ ảnh hưởng đến hành động và hình thành tính cách con trong tương lai.

Nguyễn Hồ Thụy Anh, chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho biết: Chung quy việc cha mẹ phạt con đều xuất phát từ tấm lòng thương con, không muốn con làm điều sai với chính bản thân và người khác, phạt con để con nhận ra lỗi và trưởng thành hơn. Dù phạt bằng hình thức nào cũng hãy cho con thấy lý do chịu phạt và nguyên nhân cha mẹ phạt con.

Image

Đừng thờ ơ, để con gặm nhấm lỗi lầm một mình

Im lặng là hình thức “đáng sợ” nhất. Người lớn đôi khi giận nhau bằng cách “chiến tranh lạnh” nhưng đừng làm điều này với con trẻ. Bởi, im lặng không thể giải quyết được vấn đề khi trẻ còn quá nhỏ so với việc để con tự ngộ ra, hiểu đúng bản chất sự việc.

Thực tế, im lặng là con đường nhanh nhất để chia cách tìm cảm giữa hai thế hệ cha mẹ và con cái. Tồi tệ hơn, các bé rơi vào tâm lý rằng cha mẹ ghét bỏ mình, không còn thương mình nữa, rằng mình bị cô lập, nếu việc này kéo dài trẻ dễ bị chấn thương tâm lý.

Việc không tương tác, không hiểu nhau dẫn đến nhiều hiểu lầm, từ hiểu lầm thậm chí gây ra xung đột, điều này rất nguy hiểm. Nhiều người đồng tình việc nói ra đôi khi còn hiểu lầm, huống chi là không nói! Điều này còn đúng với tất cả các mối quan hệ từ trong gia đình, bạn bè, anh em,…Nhiều mối quan hệ tan vỡ chỉ vì im lặng, không có sự thấu hiểu và chia sẻ. 

Phụ huynh hãy hiểu việc phạt con phải đi đôi với việc khuyên bảo chia sẻ cùng con giúp con ngày một tốt hơn, đây là một “nghệ thuật” trong giáo dục. Tuy nhiên thật sự không quá khó, chỉ cần cha mẹ tinh ý, luôn đồng hành với con thì chắc chắn trẻ sẽ phát triển thông minh lanh lợi, làm người tốt việc tốt. 

Theo Tuổi trẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *