Bên cạnh Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản cũng là ngành học được đánh giá cao hiện nay và được nhiều thí sinh quan tâm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu chuyên ngành này, hãy cùng tham khảo những thông tin cần biết về ngành Bệnh học thủy sản qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về ngành Bệnh học thủy sản

Bệnh học thủy sản (tiếng Anh là Aquatic Pathobiology) được hiểu là trạng thái bất thường của cơ thể về cấu trúc, chức năng dưới tác động trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố vô sinh. Cơ thể sinh vật bị bệnh là sự rối loạn hiện tượng sống bình thường của cơ thể khi có nguyên nhân gây bệnh tác dộng. Lúc này, cơ thể mất đi trạng thái cân bằng, khả năng thích nghi với môi trường giảm và có biểu hiện triệu chứng bệnh. Động vật thủy sản bị bệnh do nhiều nguyên nhân của môi trường gây ra và sự phản ứng của cơ thể động vật hai yếu tố này tác động tương hỗ lẫn nhau dưới điều kiện nhất định.

Chương trình đào tạo ngành Bệnh học thủy sản cung cấp cho sinh viên lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực bệnh học thủy sản; nắm vững kỹ thuật chẩn đoán, phòng trị bệnh trên động vật thủy sản và có kiến thức thực tế về bệnh học thủy sản để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực bệnh học thủy sản để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến ngành nuôi trồng thủy sản.

Theo học ngành này, sinh viên cũng được trang bị kỹ năng phân loại được một số đối tượng nuôi thủy sản chính, động vật đáy, động vật phù du và thực vật phù du có ý nghĩa trong nuôi trồng thủy sản. Ứng dụng được những kiến thức này trong sản xuất giống và nuôi các loài động vật thủy sản, quản lý sức khỏe và chẩn đoán nhanh bệnh ở động vật thủy sản.

Bệnh học thủy sản

2. Chương trình đào tạo ngành Bệnh học thủy sản

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Bệnh học thủy sản trong bảng dưới đây.

Khối kiến thức Giáo dục đại cương
1
Giáo dục quốc phòng – An ninh 1 (*)
2
Giáo dục quốc phòng – An ninh 2 (*)
3
Giáo dục quốc phòng – An ninh 3 (*)
4
Giáo dục thể chất (1+2) (*)
5 Bơi lội (*)
6
Anh văn căn bản 1 (*)
7
Anh văn căn bản 2 (*)
8
Anh văn căn bản 3 (*)
9
Anh văn tăng cường 1 (*)
10
Anh văn tăng cường 2 (*)
11
Anh văn tăng cường 3 (*)
12
Pháp văn căn bản 1 (*)
13
Pháp văn căn bản 2 (*)
14
Pháp văn căn bản 3 (*)
15
Pháp văn tăng cường 1 (*)
16
Pháp văn tăng cường 2 (*)
17
Pháp văn tăng cường 3 (*)
18
Tin học căn bản (*)
19
TT. Tin học căn bản (*)
20
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
21
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
22
Tư tưởng Hồ Chí Minh
23
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
24
Pháp luật đại cương
25
Logic học đại cương
26
Cơ sở văn hóa Việt Nam
27
Tiếng Việt thực hành
28
Văn bản và lưu trữ học đại cương
29
Xã hội học đại cương
30 Kỹ năng mềm
31
Xác suất thống kê
32
Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
33
TT. Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
34
Sinh học đại cương
35
TT. Sinh học đại cương
Khối kiến thức cơ sở ngành
36 Sinh hóa – TS
37
Ngư nghiệp đại cương
38
Hóa phân tích ứng dụng – TS
39
Hình thái và phân loại tôm/cá
40
Sinh học phân tử đại cương
41
Vi sinh thủy sản đại cương A
42
Sinh lý động vật thủy sản A
43
Miễn dịch học thủy sản đại cương
44
Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản A
45
Thực vật thủy sinh
46
Động vật thủy sinh
47
Phương pháp thí nghiệm và viết báo cáo – TS
48
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá
49
Sinh thái thủy sinh vật
50
Di truyền và chọn giống thủy sản
51
Anh văn chuyên môn thủy sản
52
Pháp văn chuyên môn KH&CN
53
Kinh tế tài nguyên thủy sản
Khối kiến thức chuyên ngành
54
KT sản xuất giống và nuôi thủy sản nước ngọt
55
KT sản xuất giống và nuôi thủy sản nước lợ
56
Thực tập giáo trình Kỹ thuật thủy sản – BHTS
57
Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi thủy sản
58
Nguyên lý và kỹ thuật chẩn đoán bệnh thủy sản
59
Bệnh không truyền nhiễm ở động vật thủy sản
60
Thuốc và hoá chất trong thuỷ sản
61
Bệnh nấm và ký sinh trùng ở động vật thủy sản
62
Bệnh vi khuẩn và virus ở động vật thủy sản
63
Mô bệnh học động vật thủy sản
64
Dịch tễ học và quản lý dịch bệnh tổng hợp
65
Thực tập giáo trình bệnh học 1
66
Thực tập giáo trình bệnh học 2
67
Thực tập thực tế – BHTS
68 Kinh tế thủy sản
69
Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên
70
Quy hoạch phát triển thuỷ sản
71
Độc chất học thủy vực
72
Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm
73
Công trình và thiết bị thủy sản
74
Vi sinh vật hữu ích
75
Vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản
76
Phương pháp khuyến nông
77
Xây dựng và thẩm định dự án đầu tư
78
Marketing thủy sản
79 Kinh tế thủy sản
80
Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên
81
Quy hoạch phát triển thuỷ sản
82
Độc chất học thủy vực
83
Kỹ thuật nuôi cá cảnh và thủy đặc sản
84
Công trình và thiết bị thủy sản
85
Vi sinh vật hữu ích
86
Vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản
87
Phân tích hoạt động kinh doanh
88
Thương hiệu sản phẩm thủy sản
89
Luận văn tốt nghiệp – BHTS
90
Tiểu luận tốt nghiệp – BHTS
91
Tổng hợp kiến thức bệnh – BHTS
92
Tổng hợp kiến thức kỹ thuật nuôi thủy sản
93
Chuyên đề xét nghiệm giống thủy sản
94
Chuyên đề chẩn đoán bệnh động vật thủy sản
95
Chuyên đề quản lý dịch bệnh thủy sản

Theo Đại học Cần Thơ

3. Các khối thi vào ngành Bệnh học thủy sản

– Mã ngành: 7620302

– Ngành Bệnh học thủy sản xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • B04: Toán – Sinh học – Giáo dục công dân
  • A00: Toán – Lý – Hóa học
  • C13: Ngữ văn – Toán – Lịch sử
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D08: Toán – Sinh – Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Bệnh học thủy sản

Điểm chuẩn của ngành Bệnh học thủy sản dao động trong khoảng 14 – 16 điểm (theo hình thức xét kết quả thi THPT) và 18 – 20 điểm (theo hình thức xét học bạ THPT).

5. Các trường đào tạo ngành Bệnh học thủy sản

Là ngành học mới trong nhóm ngành Thủy sản, Bệnh học thủy sản được tuyển sinh và đào tạo tại một số trường dưới đây:

  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
  • Đại học Cần Thơ

6. Cơ hội việc làm ngành Bệnh học thủy sản

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên ngành Bệnh học thủy sản sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để có thể đáp ứng một số công việc tại các đơn vị sau:

  • Phòng kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh thủy sản;
  • Cửa hàng thuốc và hóa chất nuôi trồng thủy sản;
  • Phòng thí nghiệm chuyên sâu về nghiên cứu bệnh học thủy sản;
  • Chi cục Thủy sản, Thú y;
  • Cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng và thức ăn thủy sản;
  • Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng và quản lý dịch bệnh thủy sản;
  • Trung tâm khuyến nông khuyến ngư;
  • Cơ sở nghiên cứu (Viện, Trung Tâm…) nuôi trồng và quản lý dịch bệnh thủy sản;
  • Cơ sở đào tạo về thủy sản;
  • Tổ chức phi chính phủ, dự án địa phương, vùng có liên quan đến lĩnh vực nuôi trồng và bệnh học thủy sản;
  • Công ty dịch vụ, kinh doanh về thức ăn, thuốc thủy sản…
  • Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ sản xuất giống, nuôi, phòng trị bệnh thủy sản;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản;
  • Xí nghiệp chế biến thủy sản, công ty thủy sản, các trang trại…

7. Mức lương ngành Bệnh học thủy sản

Thực tế, mức lương của ngành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, phổ biến dao động trong khoảng 7 – 20 triệu/ tháng tùy từng vị trí công việc.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Bệnh học thủy sản

Để có thể theo học ngành Bệnh học thủy sản, sinh viên cần có một số tố chất dưới đây:

  • Yêu thiên nhiên, môi trường;
  • Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
  • Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên.

Trên đây là những thông tin thí sinh cần biết về ngành Bệnh học thủy sản, hy vọng đã đem đến tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *