Ngành Công nghệ sinh học là ngành học hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học hiện nay. Bài viết dưới đây chia sẻ một số thông tin cơ bản về ngành Công nghệ sinh học để giúp bạn đưa ra lựa chọn có nên học ngành này không nhé.

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học (tiếng Anh là Biotechnology) là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống với sự kết hợp giữa quy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.

Hiểu theo nghĩa hẹp, Công nghệ sinh học liên quan đến những kỹ thuật hiện đại như công nghệ di truyền và các kỹ thuật cao cấp khác như cố định enzyme, tạo dòng vi khuẩn tổng hợp protein cho con người hay tạo các kháng thể đơn dòng. Mục tiêu của ngành là sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và các sảm phẩm thân thiện với môi trường nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng hiện nay.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học. Đồng thời , sinh viên cũng được trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học.

Các chuyên ngành của Công nghệ sinh học gồm: Công nghệ vi sinh, Công nghệ tế bào, Công nghệ mô – công nghệ protein – enzym và kỹ thuật di truyền, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ sinh học công nghiệp, Công nghệ sinh học môi trường, Công nghệ sinh học thực phẩm, Công nghệ sinh học y dược, tin – sinh học.

2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ sinh học trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 10 đế số 12)
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở 1
6 Tin học cơ sở 3
7 Tiếng Anh A1
8 Tiếng Anh A2
9 Tiếng Anh B1
10
Giáo dục thể chất
11
Giáo dục quốc phòng – an ninh
12 Kỹ năng mềm
II
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
13
Cơ sở văn hóa Việt Nam
14
Khoa học trái đất và sự sống
III
Khối kiến thức chung của khối ngành
15 Đại số tuyến tính
16 Giải tích 1
17 Giải tích 2
18
Xác suất thống kê
19 Cơ-Nhiệt
20 Điện-Quang
21
Hóa học đại cương
22 Hóa học hữu cơ
23
Hóa học phân tích
24
Thực tập hóa học đại cương
IV
Khối kiến thức chung của nhóm ngành
IV.1 Bắt buộc
25 Tế bào học
26
Sinh học phân tử
27 Hóa sinh học
28 Di truyền học
29 Vi sinh vật học
30
Thống kê sinh học
31
Sinh lý học người và động vật
32
Sinh học phát triển
33
Thực tập thiên nhiên
IV.2 Tự chọn
34 Lý sinh học
35 Mô học
36
Proteomic và sinh học cấu trúc
37
Miễn dịch học phân tử
38 Vi rút học cơ sở
39
Thực tập sản xuất
V
Khối kiến thức ngành và bổ trợ
V.1 Bắt buộc
40
Các kỹ thuật cơ bản trong Công nghệ sinh học
41 Tin sinh học
42
Nhập môn công nghệ sinh học
43
Sinh học chức năng thực vật
44
Kỹ thuật di truyền
45
Hệ thống học thực vật học
46
Hệ thống học động vật không xương sống
47
Hệ thống học động vật có xương sống
V.2. Tự chọn
V.2.1
Các môn chuyên sâu
V.2.1.1
Các môn học chuyên sâu về Di truyền học và kỹ nghệ gen
48
Di truyền vi sinh vật học
49
Công nghệ protein-enzym
50
Di truyền học dược lý
51
Di truyền học ung thư
52
Công nghệ sinh học dược phẩm
V.2.1.2
Các môn học chuyên sâu về Vi sinh vật học và công nghệ lên men
53
Vi sinh vật học và xử lý môi trường
54
Di truyền vi sinh vật học
55
Công nghệ sinh học vacxin
56
Vi sinh vật học thực phẩm
57
Enzym vi sinh vật
V.2.1.3
Các môn học chuyên sâu về Hóa sinh học và công nghệ protein-enzym
58
Cơ sở hóa sinh chế biến thực phẩm
59
Công nghệ protein-enzym
60
Công nghệ mô và tế bào thực vật
61
Nuôi cấy mô và tế bào thực vật
V.2.1.4
Các môn học chuyên sâu về Công nghệ tế bào
62
Nuôi cấy mô và tế bào thực vật
63
Công nghệ sinh học động vật
64
Công nghệ tế bào gốc
65 Sinh học khối u
V.2.1.5
Các môn học chuyên sâu về Sinh y
66
Cơ sở phân tử của bệnh
67 Vi sinh vật y học
68 Động vật y học
69 Sinh học khối u
70
Công nghệ sinh học dược phẩm
V.2.2
Các môn học bổ trợ
71
Sinh thái học môi trường
72
Phương pháp nghiên cứu thực vật
73
Các nguyên lý của Sinh học bảo tồn
74
Sinh học và sinh thái học động vật c xương sống
75
Côn trùng học đại cương
VI
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
 
Thực tập và niên luận
76 Niên luận
77
Khóa luận tốt nghiệp
  Môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp
78
Năng lượng sinh học
79
Di truyền học tế bào soma

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Công nghệ sinh học

– Mã ngành: 7420201

– Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Lý – Hóa học
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • B03: Toán – Sinh học – Ngữ văn
  • D08: Toán – Sinh – Tiếng Anh
  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học

Ngành Công nghệ sinh học được tuyển sinh và đào tạo tại nhiều trường đại học trên cả nước. Điểm chuẩn của trường phụ thuộc vào từng đơn vị đào tạo. Năm 2018, điểm chuẩn của ngành dao động từ 15 – 21 điểm.

5. Danh sách trường đào tạo Công nghệ sinh học

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ sinh học và xét tuyển đầu vào các tổ hợp môn khác nhau. Vì vậy, để các phụ huynh và thí sinh chọn được một ngôi trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học tốt nhất là điều không dễ dàng. Danh sách dưới đây sẽ giúp các bạn tìm ra được một trường đại học phù hợp để theo học ngành này.

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Nông nghiệp Viêt Nam
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Phương Đông
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Đông Đô
  • Đại học Thành Tây
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Công nghiệp Việt Trì
  • Đại học Hải Phòng
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Vinh
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Yersin Đà Lạt
  • Đại học Công nghệ Vạn Xuân
  • Đại học Khoa học (Đại học Huế)

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
  • Đại học Mở TP. HCM
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Công nghiệp TP. HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học An Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Kiên Giang
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
  • Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
  • Đại học Tiền Giang
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Bình Dương
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Dân lập Cửu Long
  • Đại học Dân lập Lạc Hồng
  • Đại học Tân Tạo
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

6. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ sinh học 

Theo học ngành Công nghệ sinh học, khi ra trường, sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên môn để có thể dễ dàng xin việc tại các vị trí sau:

  • Giảng dạy Sinh học (một số môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường THPT.
  • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh học, sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và Công nghệ sinh học của các ngành hoặc các địa phương (bộ, sở, phòng…), các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện.
  • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, nông, lâm, ngư, y dược, khoa học hình sự, công nghiệp nhẹ.
  • Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược.

7. Mức lương của ngành Công nghệ sinh học

Có thể thấy trong những năm xét tuyển gần đây,  ngành Công nghệ sinh học được rất nhiều thí sinh quan tâm. Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng, ngành còn có mức lương khá “hấp dẫn” so với các chuyên ngành cùng khối ngành. Mức lương của ngành tùy thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn, dao động trong khoảng 6 – 20 triệu.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ sinh học

Để có thể học tốt và thanh công trong ngành Công nghệ sinh học, người học cần có những tố chất, kỹ năng sau:

  • Có đam mê với khoa học và công nghệ;
  • Có sự chăm chỉ, cẩn thận và tư suy logic;
  • Trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học;
  • Học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là Sinh học;
  • Ham học hỏi và khả năng tự tìm hiểu;
  • Chịu được áp lực công việc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *