Những năm gần đây, ngành Điều dưỡng được nhiều bạn trẻ đặc biệt quan tâm bởi đây là ngành học có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quan về ngành học này.

1. Tìm hiểu về ngành Điều dưỡng

Điều dưỡng (tiếng Anh là Nursing) là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và chấn thương; thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Mục tiêu của ngành Điều dưỡng đó là đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên, sinh viên có ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm trước sức khỏe của người dân, người bệnh. Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ đúng đắn, có kiến thức khoa học cơ bản vững chắc. Có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn. Có kiến thức tốt về khoa học xã hội – khoa học tự nhiên – khoa học chuyên ngành về khối ngành chăm sóc sức khỏe của người bệnh và ngành điều dưỡng, từ đó chăm sóc người bệnh, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, được trang bị những kiến thức chuyên môn chuyên ngành tạo tiền đề tốt nhất phục vụ vấn đề làm việc sau khi ra trường. Được trang bị những kỹ năng mềm, kỹ năng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, giúp người bệnh phục hồi và khỏi bệnh nhanh chóng. Biết kiểm tra tình tạng bệnh nhân, kê toa thuốc, trị liệu…
ngành điều dưỡng

2. Chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Điều dưỡng trong bảng dưới đây.

Năm thứ nhất
1
Những NLCBCCN Mác – Lênin 1
2
Ngoại ngữ (Tiếng Anh I)
3
Tin học đại cương
4
Xác xuất – Thống kê y học
5
Hóa học đại cương
6
Sinh học và Di truyền
7 Hoá sinh
8 Vật lý và lý sinh
9
Những NLCBCCN Mác – Lênin 2
10
Ngoại ngữ (Tiếng Anh II)
11
Giải phẫu – Mô phôi
12 Sinh lý
13
Sức khoẻ – Nâng cao sức khoẻ & hành vi con người
14
Sức khỏe môi trường
15
Tâm lý y học – Đạo đức y học
16
Nghiên cứu khoa học 1
Năm thứ hai
17
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
18
Ngoại ngữ (Tiếng Anh III)
19 Vi sinh y học
20 Ký sinh trùng
21
Pháp luật và Tổ chức Y tế
22 Dược lý
23
Sinh lý bệnh – Miễn dịch
24
Kỹ năng giao tiếp trong thực hành Điều dưỡng
25
Tư tưởng Hồ Chí Minh
26
Dinh dưỡng – Tiết chế
27 Dịch tễ học
28
Giáo dục sức khoẻ trong thực hành Điều dưỡng
29
Điều dưỡng cơ sở I
30
Điều dưỡng cơ sở II
31
Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành điều dưỡng
32 Y học cổ truyền
Năm thứ ba
33
Điều dưỡng cơ sở III
34
Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Nội khoa I
35
Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Nội khoa II, III
36
Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Ngoại khoa I
37
Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Ngoại khoa II, III
38
Chăm sóc sức khoẻ trẻ em I, II
39
Sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ, gia đình và chăm sóc điều dưỡng I, II
40
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
41
Chăm sóc người bệnh cấp cứu & chăm sóc tích cực
42
Chăm sóc người cần được phục hồi chức năng
43
Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
44
Quản lý điều dưỡng
Năm thứ tư
45
Chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm
46
Chăm sóc sức khỏe tâm thần
47
Điều dưỡng chuyên khoa hệ nội
48
Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại
49
Nghiên cứu khoa học 2
50
TT Điều dưỡng cộng đồng
51
Chuyên khoa tự chọn
52
Thực tế tốt nghiệp
TỐT NGHIỆP
53
Thi tốt nghiệp hoặc khóa luận

Theo Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng

3. Các khối thi vào ngành Điều dưỡng

– Mã ngành: 7720301
– Ngành Điều dưỡng thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • B00: Toán, Hóa, Sinh
  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • C08: Văn, Hóa, Sinh
  • D07: Toán, Hóa, Anh
  • D08: Toán, Anh, Sinh

4. Điểm chuẩn ngành Điều dưỡng

Điểm chuẩn ngành Điều dưỡng năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng từ 14 đến 21,25 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Điều dưỡng

Hiện nay, ở nước ta có nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Điều dưỡng khiến nhiều thí sinh phân vân không biết nên chọn trường nào để theo học. Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành Điều dưỡng phân chia theo từng khu vực.
– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Hòa Bình
  • Đại học Điều dưỡng Nam Định
  • Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Đại học Y Dược Thái Bình
  • Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
  • Đại học Thành Đông
  • Đại học Trưng Vương

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Y Dược – Đại Học Huế
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Y khoa Vinh
  • Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Đông Á
  • Đại học Yersin Đà Lạt

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Y Dược TP.HCM
  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Dân lập Cửu Long
  • Đại học Quốc tế Miền Đông
  • Đại học Tây Đô
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Văn Lang

6. Cơ hội việc làm ngành Điều dưỡng 

Ngành Điều dưỡng được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Trong điều kiện đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, có một cuộc sống khỏe mạnh là nhu cầu cần thiết của mỗi người. Chính vì lý do này mà ngành Điều dưỡng cũng như những người phục vụ trong ngành đều trở nên hấp dẫn, thu hút nhân lực. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận các công việc chuyên môn như:

  • Nhận định tình trạng của người bệnh để lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng bệnh nhân;
  • Quản lý và chịu trách nhiệm bảo quản Dược phẩm, các trang thiết bị trong khoa, phòng, đơn vị và những dụng cụ y tế theo sự phân công tại cơ quan công tác;
  • Đề xuất các biện pháp hợp lý, cùng bác sĩ chăm sóc bệnh nhân và nâng cao sức khỏe người bệnh;
  • Quản lý ngành, tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng;
  • Tham gia phát hiện và phòng chống bệnh dịch tại địa phương;
  • Tư vấn sức khỏe cho người bệnh và nhân dân;
  • Chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức khỏe cộng đồng;
  • Tham gia các công tác hành chính, quản lý sổ sách và bệnh án theo sự phân công của cấp trên.

Với những công việc trên, bạn có cơ hội làm việc tại các đơn vị như:

  • Làm việc tại các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương;
  • Làm việc tại Bộ y tế;
  • Làm việc tại các địa chỉ liên quan tới lĩnh vực y tế;
  • Các trung tâm, trạm y tế, các dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

7. Mức lương ngành Điều dưỡng

Mỗi cá nhân, mỗi vị trí làm việc trong ngành Điều dưỡng sẽ nhận được mức thu nhập khác nhau. Cụ thể:

  • Với vị trí nhân viên Điều dưỡng làm hợp đồng chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ được chi trả mức lương khoảng từ 4 – 5 triệu đồng/ tháng.
  • Đối với nhân viên Điều dưỡng đã được biên chế theo chế độ nhà nước, mức lương được tính theo ngạch, thông thường từ 5 – 6 triệu đồng/ tháng cộng cả các khoản trợ cấp khác.
  • Đối với người làm lâu năm, dày dạn kinh nghiệm hơn, sẽ nhận được mức lương từ 10 triệu đồng/ tháng trở lên.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Điều dưỡng

Học tập và làm việc ở bất cứ ngành nghề, công việc nào thì bạn cũng cần có những phẩm chất nhất định. Và ngành Điều dưỡng cũng vậy. Không chỉ là những tố chất cần có, mà đôi khi nó trở lên thành bắt buộc đối với một người hoạt động trong ngành Điều dưỡng. Những tố chất đó là:

  • Có trình độ chuyên môn tốt;
  • Có kỹ năng ăn nói, giao tiếp;
  • Tính siêng năng và cẩn thận tỉ mỉ;
  • Có tinh thần mạnh mẽ;
  • Có tính lạc quan và sự năng động;
  • Yêu thương và trân trọng bệnh nhân;
  • Tư duy nhạy cảm, thông minh;
  • Chấp hành nội quy, quy định của bệnh viện, nơi làm việc;
  • Có sức khỏe tốt đảm bảo cho công việc.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có hiểu biết thêm về ngành Điều dưỡng để từ đó có cơ sở để đưa ra quyết định có nên học ngành này không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *