Ngành Hóa dược là gì và ngành học này ra trường làm gì? Đây là những thắc mắc của nhiều phụ huynh và học sinh cuối cấp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quan về ngành Hóa dược.

1. Tìm hiểu về ngành Hóa dược

Ngành Hóa dược (tiếng Anh là Pharmaceutical Chemistry) là ngành khoa học dựa trên nền tảng là hóa học để từ đó nghiên cứu các vấn đề của các ngành khoa học sinh học, y học và dược học, chuyên nghiên cứu vấn đề về thiết kế, tổng hợp dược. Là một ngành khoa học thể hiện sự kết hợp giữa hóa hữu cơ và sinh hóa, hóa tin học, dược lý, sinh học phân tử, toán thống kê và hóa lý.
Chương trình đào tạo ngành Hóa dược sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để có thể làm việc, cống hiến trong các ngành công nghiệp dược phẩm, bào chế thuốc, sản xuất thực phẩm chức năng… Hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về dược lý học và cách tác động của thuốc trong cơ thể; quá trình phát hiện, sàng lọc, tổng hợp dược phẩm; các phương pháp tách chiết và cô lập các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học; hiểu được những kiến thức về dược lý học và các tác động của thuốc trong cơ thể.
Bên cạnh đó, chương trình cũng cung cấp cho sinh viên được tối ưu hóa các quá trình sàng lọc, khảo sát, thiết kế, chế tạo ứng dụng các tiền chất làm thuốc, những kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực Hóa Vô cơ, Hóa lý, Hóa Phân tích, Sinh học và Sinh hóa
ngành hóa dược

2. Chương trình đào tạo ngành Hóa dược

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Hóa dược trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 10 đến 12)
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở 1
6 Tin học cơ sở 3
7 Tiếng Anh A1
8 Tiếng Anh A2
9 Tiếng Anh B1
10
Giáo dục thể chất
11
Giáo dục quốc phòng-an ninh
12 Kỹ năng mềm
II
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
13
Cơ sở văn hóa Việt Nam
14
Khoa học trái đất và sự sống
III
Khối kiến thức chung của khối ngành
III.1 Bắt buộc
15 Đại số tuyến tính
16 Giải tích 1
17 Giải tích 2
18
Xác suất thống kê
19 Cơ – Nhiệt
20 Điện – Quang
21
Thực hành Vật lý đại cương
III.2 Tự chọn
22
Hóa học đại cương 1
23
Hóa học đại cương 2
24
Thực tập hóa học đại cương
25
Đại số hàm nhiều biến
26 Vật lý lượng tử
IV
Khối kiến thức chung của nhóm ngành
IV.1 Bắt buộc
27 Hóa học vô cơ 1
28
Thực tập hóa học vô cơ 1
29
Hóa học hữu cơ 1
30
Hóa học hữu cơ 2
31
Hóa học phân tích
32
Thực tập hóa học phân tích
33 Hóa lý 1
34 Hóa lý 2
IV.2 Tự chọn
35
Thực tập hóa học hữu cơ 1
36
Thực tập hóa hữu cơ 2
37
Thực tập hóa hữu cơ 3
38
Thực tập hóa lý 1
39
Thực tập hóa lý 2
40
Thực tập hóa lý 3
41
Các phương pháp phân tích công cụ
42
Thực tập các phương pháp phân tích công cụ
43
Các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học
44
Thực tập các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học
45
Hóa học các hợp chất cao phân tử
46 Hóa keo
47
Các phương pháp phân tích hiện đại
48 Hóa kỹ thuật
49
Thực tập hóa kỹ thuật
V
Khối kiến thức ngành và bổ trợ
V.1 Bắt buộc
50
Hóa dược đại cương
51
Hoá học dược liệu
52
Tổng hợp hóa dược
53
Thực tập hoá dược
54 Niên luận
55 Thực tập thực tế
V.2 Tự chọn
56
Phương pháp nghiên cứu dược liệu
57
Tổng hợp bất đối xứng
58
Chất chỉ thị dùng trong xét nghiệm y học
59
Pháp chế về dược phẩm
60 Cơ sở hóa sinh
61 Dược lý
62
Công nghiệp Hóa dược
63
Đối xứng phân tử và lý thuyết nhóm
64
Cơ sở hóa học vật liệu
65 Vi sinh vật học
66
Hóa học các hợp chất thiên nhiên
67
Sàng lọc và đánh giá hoạt tính của dược liệu
68
Các thuốc kháng sinh và miễn dịch
69
Thực phẩm chức năng
70
Dược học cổ truyền
71
Bán tổng hợp thuốc từ hợp chất thiên nhiên
72
Tổng hợp các thuốc kháng sinh, chống HIV, chống ung thư
73
Hóa tổ hợp trong tổng hợp hóa dược
74
Tổng hợp tá dược
75
Các phương pháp phân lập vi sinh vật
76
Kỹ thuật sinh chuyển hóa với enzyme
77
Ứng dụng các enzym oxi hóa – khử hóa dược
78
Enzym và protein trong tổng hợp hóa dược
79
Kỹ thuật bào chế thuốc
80
Phân tích cấu trúc các hợp chất có hoạt tính sinh học
81
Kiểm nghiệm thuốc và tiêu chuẩn dược phẩm
VI
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
82
Khóa luận tốt nghiệp

Theo Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Hóa dược 

– Mã ngành: 7720203
– Ngành Hóa dược xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • D01(Toán, Văn, Anh)
  • D07 (Toán, Hóa, Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Hóa dược

Mỗi trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành Hóa dược sẽ có tiêu chí và điểm chuẩn vào trường vào ngành khác nhau. Tùy theo đề án tuyển sinh của của từng trường mà mức điểm ngành Hóa dược cũng có những thay đổi nhất định sao cho phù hợp nhất và đạt đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường. Ngành Hóa dược có điểm chuẩn từ 14 điểm đến 20,35 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Hóa dược

Ngành Hóa dược được nhiều thí sinh quan tâm, do đó, hiện nay có một số trường đào tạo ngành học này, đáp ứng nhu cầu học tập và tuyển dụng nhân sự của nhà tuyển dụng. Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Hóa dược:
– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Cần Thơ

6. Cơ hội việc làm ngành Hóa dược

Do ngành Hóa dược là ngành học khá mới, nhưng lại được nhiều thí sinh chọn lựa và theo đuổi, nhu cầu tuyển dụng tại các nhà tuyển dụng nhiều dẫn đến tình trạng khan hiếm nhân lực ngành Hóa dược. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Hóa dược có thể hoạt động và làm việc tại các vị trí như:

  • Cán bộ giảng dạy Hóa dược trong các trường đại học và cao đẳng;
  • Cán bộ nghiên cứu trong các viện, các trung tâm, các công ty, các nhà máy xí nghiệp sản xuất dược phẩm;
  • Chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch, soạn thảo chính sách ngành Hoá dược;
  • Làm tại các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc ngành công nghệ hóa học và hóa dược, mỹ phẩm;
  • Làm công tác quản lý trong các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm, thuốc;
  • Kỹ sư Hóa dược còn có thể tham gia vào các ngành như công nghệ nano, công nghệ sinh học, y sinh, thực phẩm và phụ gia thực phẩm, dinh dưỡng, mỹ phẩm và sản phẩm cá nhân;
  • Các doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, y tế;
  • Cán bộ phân tích kiểm nghiệm dược phẩm – mỹ phẩm;
  • Làm công tác quản lý, kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm tại các cơ sở, trung tâm sản xuất, kiểm định chất lượng dược liệu, kiểm nghiệm dược phẩm, mĩ phẩm, công ty tư vấn về dược phẩm.

7. Mức lương ngành Hóa dược

Thông thường mức lương ngành Hóa dược đối với sinh viên mới ra trường là từ 5 đến 7 triệu đồng. Đối với những vị trí như chuyên viên, cán bộ giảng dạy, giảng viên, làm công tác quản lý, bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn đó là từ 7 đến 10 triệu đồng cho một tháng làm việc.
Tuy nhiên, nếu bạn làm ở lĩnh vực là doanh nhân Hóa dược, bạn có thể có nguồn thu nhập cao hơn mức thu nhập trên rất nhiều. Điều này phụ thuộc vào mức độ tin tưởng sản phẩm của bạn và nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Hóa dược

Ngành Hóa dược là ngành học khó, cần nhiều khả năng tư duy. Vậy nên sinh viên theo học ngành này cần có đủ các điều kiện và tố chất cần thiết sau:

  • Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ;
  • Sự nhẫn nại và thông minh
  • Tư duy hợp lý, logic;
  • Khả năng học và tự học, tự nghiên cứu;
  • Có đầu óc quan sát, sáng tạo;
  • Nhiệt huyết, say mê với nghề;
  • Tiếp thu tốt, chịu học hỏi, chịu thay đổi;
  • Có khả năng ngoại ngữ và thành thạo máy tính…

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Hóa dược và có lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *