Ngành Kinh tế vận tải từ trước đến nay luôn được nhiều người quan tâm và theo học. Bởi vì đây là ngành nghề mở ra nhiều tương lai nghề nghiệp vững chắc và dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Kinh tế vận tải.
1. Tìm hiểu về ngành Kinh tế vận tải
Ngành Kinh tế vận tải là ngành học nghiên cứu hoạt động sản xuất giao thông vận tải thủy, đề ra phương pháp tổ chức, khai thác và kinh doanh hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận và ngoại tệ cho đất nước.
Mục tiêu của ngành Kinh tế vận tài là đào tạo cán bộ làm công tác quản lý, kinh doanh và khai thác giao thông vận tải thủy gồm vận tải biển và vận tải sông, vận tải bộ, quản lý xây dựng giao thông. Có đủ kiến thức chuyên môn để có thể quản lý, kinh doanh và khai thác giao thông vận tải trên cả 3 phương diện vận tải đường thủy, biển và đường bộ.
Sinh viên theo học ngành Kinh tế vận tải sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn trong ngành Kinh tế vận tải; được trang bị những kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành… Những môn học chuyên ngành như: Quản trị doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Marketing, Quản trị Tài chính và đầu tư, Quản lý, điều hành Vận tải đường bộ…
Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Kinh tế vận tải có thể làm ở các vị trí khác nhau, làm trong các cơ quan, doan nghiệp vận tải. Ví dụ như: công ty vận tải biển, cảng biển, công ty đại lý và môi giới hàng hải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, tham gia giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Kinh tế vận tải…
2. Các khối thi vào ngành Kinh tê vận tải
Chọn lựa khối thi đúng và chuẩn xác với năng lực và trình độ học tập của mình quả là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi bạn thí sinh. Với những bạn đam mê và yêu thích ngành Kinh tế vận tải thì cần tìm cho mình những tổ hợp môn mà lực học của mình có thể theo được.
– Mã ngành: 7840104
– Dưới đây là danh sách các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh tế vận tải. Đó là:
- A00 – Toán, Lý, Hóa
- A01 – Toán, Lý, Anh
- D01 – Toán, Văn, Anh
- D90 – Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- C01 – Văn, Toán, Lý
- D07 – Toán, Hóa, Anh
- D15 – Văn, Địa, Anh
3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế vận tải
Điểm chuẩn trường, điểm chuẩn ngành là những mốc rất quan trọng quyết định đến vấn đề đỗ hay trượt đại học của thí sinh. Sau mỗi kỳ thi THPT Quốc gia thì từ khóa điểm chuẩn là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Với ngành Kinh tế vận tải, trong năm 2018, điểm chuẩn vào khoảng từ 14,5 đến 25,7 điểm, tùy vào từng trường.
4. Các trường đào tạo ngành Kinh tế vận tải
Trên cả nước hiện nay có một số trường đứng đầu ngành về giao thông, vận tải. Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành học Kinh tế vận tải – ngành học đang làm mưa làm gió với các thí sinh. Đó là các trường:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Giao thông Vận tải
- Đại học Hàng hải Việt Nam
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Giao thông vận tải – Cơ sở 2 tại TP.HCM
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
5. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế vận tải
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế vận tải là rất nhiều. Đó cũng là lý do lớn nhất khiến ngành này trở nên hấp dẫn, thu hút lượng thí sinh học tập đông đảo như vậy. Bởi vì học ngành nào đi chăng nữa cũng đều đi đến 1 cái đích cuối đó là có việc làm và thu nhập ổn định. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế vận tải có thể đảm nhận các công việc sau:
- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và các lĩnh vực có liên quan đến kinh tế và ngoại thương, kế toán…
- Quản lý điều hành sản xuất;
- Thẩm định các dự án đầu tư;
- Giám sát và nghiệm thu công trình xây dựng về mặt tài chính,định mức tổ chức lao động;
- Các lĩnh vực có liên quan đến công tác quản lý kinh tế và đối ngoại;
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Kinh tế vận tải…
6. Mức lương ngành Kinh tế vận tải
Mức lương ngành Kinh tế vận tải có thu nhập như thế nào, có cao hay không, là những vấn đề được thí sinh tìm hiểu khá nhiều, bởi nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của các tân kỹ sư sau này. Mức lương cho ngành Kinh tế vận tải mới ra trường thường được nhận từ 5 đến 8 triệu đồng. Với những ai làm việc lâu năm hơn, thì mức lương nhận được luôn trên 10 triệu đồng trở lên.
7. Những tố chất phù hợp ngành Kinh tế vận tải
Đối với ngành Kinh tế vận tải thì những phẩm chất về đạo đức, con người, chuyên môn luôn là vấn đề cần phải có với những ai sống và làm việc trong ngành này. Tuy nhiên, không chỉ có như vậy, bạn cần phải có những ưu điểm sau đây:
- Có năng lực chuyên môn sâu;
- Có tinh thần làm việc, đam mê và lòng yêu nghề;
- Tính chuẩn xác trong công việc;
- Sự trung thực, thật thà;
- Có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài;
- Có kỹ năng giao tiếp tốt;
- Trình độ ngoại ngữ giỏi là một ưu tiên;
- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh nhanh chóng, gọn gàng…