Luật Quốc tế là một ngành học hấp dẫn, thú vị dành cho các bạn trẻ năng động và có khả năng về ngoại ngữ. Đây cũng là ngành học được đánh giá có nhiều cơ hội việc làm và có tiềm năng phát triển, thăng tiến cao trong tương lai.
1. Tìm hiểu về ngành Luật quốc tế
- Luật quốc tế (tiếng Anh là International Law) là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.
- Ngành Luật quốc tế là ngành học đào tạo những kiến thức về luật mà trọng tâm của nó xoay quanh việc tìm hiểu và áp dụng luật pháp trong bối cảnh toàn cầu. Ngành luật quốc tế đào tạo 3 khối kiến thức cơ bản là: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về luật so sánh và luật Thương mại quốc tế.
- Chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài… Các môn học tiêu biểu của ngành như: Luật kinh tế quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Luật hàng không quốc tế, Luật biển quốc tế, Công pháp quốc tế, Luật đầu tư quốc tế, Luật thuế, Luật sở hữu trí tuệ quốc tế…
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật quốc tế có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật.
2. Chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế
Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Luật quốc tế trong bảng dưới đây.
I | Kiến thức giáo dục đại cương |
1 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin I
|
2 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin II
|
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
5 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
6 | Tin học |
7 | Giáo dục thể chất* |
8 | Giáo dục quốc phòng* |
II |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
II.1 | Kiến thức cơ sở khối ngành |
1 |
Lý luận về pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam
|
2 |
Luật Hiến pháp Việt Nam và các nước
|
3 | Logic học |
4 | Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại |
II.2 | Kiến thức cơ sở ngành |
1 | Công pháp quốc tế |
2 | Tư pháp quốc tế |
3 | Luật học so sánh |
4 | Luật kinh tế quốc tế |
5 | Luật dân sự Việt Nam |
6 | Luật hình sự Việt Nam |
7 | Luật thương mại Việt Nam |
II.3 | Kiến thức tự chọn của ngành |
A |
Chuyên ngành Công pháp quốc tế
|
1 | Luật điều ước quốc tế |
2 | Luật nhân quyền quốc tế |
3 | Luật tổ chức quốc tế |
4 | Luật biển quốc tế |
5 | Luật môi trường quốc tế |
6 | Giải quyết tranh chấp quốc tế |
7 | Luật ngoại giao và lãnh sự |
B |
Chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế
|
1 | Luật đầu tư quốc tế |
2 | Luật thương mại quốc tế |
3 | Luật sở hữu trí tuệ quốc tế |
4 | Trọng tài thương mại quốc tế |
5 | Luật kinh doanh quốc tế |
C |
Chuyên ngành luật Việt Nam và các nước
|
1 |
Luật hợp đồng Việt Nam và các nước
|
2 |
Luật doanh nghiệp Việt Nam và các nước
|
3 |
Luật đầu tư Việt Nam và các nước
|
4 |
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và các nước
|
5 | Luật lao động Việt Nam |
6 | Luật hành chính Việt Nam |
7 |
Luật thuế, tài chính và ngân hàng Việt Nam
|
8 |
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
|
9 |
Luật đất đai và môi trường Việt Nam
|
10 | Luật tố tụng dân sự Việt Nam |
III | Học phần kỹ năng |
1 |
Kỹ năng tranh tụng và thực hành diễn án luật
|
2 | Kỹ năng soạn thảo văn bản |
3 | Kỹ năng hành nghề luật sư |
4 |
Kỹ năng đàm phán và ký kết điều ước quốc tế
|
IV | Kiến thức ngoại ngữ |
1 | Tiếng Anh cơ sở 1 |
2 | Tiếng Anh cơ sở 2 |
3 | Tiếng Anh cơ sở 3 |
4 | Tiếng Anh chuyên ngành 1 |
5 | Tiếng Anh chuyên ngành 2 |
6 | Tiếng Anh chuyên ngành 3 |
7 | Tiếng Anh chuyên ngành 4 |
V | Kiến thức bổ trợ |
1 | Công tác ngoại giao |
2 |
Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay
|
3 | Quan hệ kinh tế quốc tế |
4 | Đại cương Truyền thông quốc tế |
VI | Xét và công nhận tốt nghiệp |
1 | Hướng nghiệp |
2 | Thực tập cuối khóa |
3 |
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học và thi một số học phần chuyên môn
|
Theo Học viện Ngoại giao Việt Nam
3. Các khối thi vào ngành Luật quốc tế
– Mã ngành: 7380108
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Luật quốc tế:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Luật quốc tế
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Luật quốc tế những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 – 22 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Luật quốc tế
Danh sách các trường đại học có ngành Luật quốc tế theo khu vực:
– Khu vực miền Bắc:
- Học viện Ngoại giao Việt Nam
- Viện Đại học Mở Hà Nội
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
6. Cơ hội việc làm ngành Luật quốc tế
Sinh viên ngành Luật quốc tế sau khi ra trường không khó để tìm một công việc với mức lương hấp dẫn và có cơ hội thăng tiến cao. Với những kiến thức về ngành Luật quốc tế được đào tạo trong trường, bạn có thể đảm nhận công việc tại các vị trí sau:
- Chuyên viên tư vấn pháp luật: góp phần điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và chủ thể trong mọi lĩnh vực của quốc tế;
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư (giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại, dân sự quốc tế, các vấn đề hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế);
- Biên tập viên liên quan đến pháp luật quốc tế;
- Giảng viên ngành Luật quốc tế.
Với các công việc nêu trên, các bạn có khả năng được làm việc tại:
- Các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư pháp, cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài;
- Các công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Các cơ quan thông tin đại chúng;
- Các trường đại học, viện nghiên cứu.
7. Mức lương ngành Luật quốc tế
Tùy vào bạn làm việc ở đâu sẽ có những căn cứ xác định mức lương khác nhau. Nếu bạn làm trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thì sẽ xác định trên mức lương được tính theo quy định của nhà nước.
Nếu bạn làm trong các công ty, doanh nghiệp thì mức lương trung bình đối với sinh viên ngành Luật quốc tế mới ra trường là 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành mà sẽ có những mức lương khác nhau từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng, 10 – 15 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn tùy vào đơn vị bạn làm việc.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Luật quốc tế
Để theo học và thành công trong ngành, bạn cần phải có những tố chất và kỹ năng sau:
- Có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc;
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề;
- Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic;
- Có trình độ ngoại ngữ cao;
- Có trí nhớ tốt, năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng;
- Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực công việc cao.
Ngành Luật quốc tế được đánh giá là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm và có triển vọng thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai. Nếu bạn yêu thích ngành học này thì hãy đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học để được học tập trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp.