Ngành Quản lý giáo dục góp phần tạo nguồn nhân lực cho việc xây dựng nền hành chính giáo dục chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Vì vậy, ngành Quản lý giáo dục đang được khá nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc những thông tin cơ bản về ngành học thú vị này.
1. Tìm hiểu ngành Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục (tiếng Anh là Educational Mangement) là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
Ngành quản lý giáo dục có chức năng là tổ chức hoạt động giáo dục và giám sát đánh giá hoạt động giáo dục. Cụ thể:
- Chức năng tổ chức giúp nhà trường hoạt động ổn định.
- Giám sát đánh giá hoạt động giáo dục giúp nhà trường cải thiện chất lượng hoạt động giáo dục.
Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo.
Theo học ngành Quản lý giáo dục, sinh viên sẽ có kiến thức cơ bản về quản lí giáo dục và kỹ năng thực hành quản lí giáo dục đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và các hoạt động của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục
Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Quản lý giáo dục trong bảng dưới đây.
A. MÔN HỌC BẮT BUỘC
A1. Khối kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn |
A2. Khối kiến thức cơ sở ngành và liên ngành của khoa học giáo dục
|
||
1. | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 1. |
Cơ sở pháp lý trong hoạt động giáo dục
|
2. | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng SảnViệt Nam | 2. | Đại cương Khoa học quản lý |
3. | Lịch sử văn minh thế giới | 3. | Giáo dục học đại cương |
4. | Pháp luật đại cương | 4. | Lịch sử giáo dục |
5. | Đại cương Khoa học nhận thức | 5. | Lý luận dạy học |
6. | Phương pháp học đại học | 6. | Lý luận giáo dục |
7. | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênnin 1 | 7. | Nhập môn kinh tế học giáo dục |
8. | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênnin 2 3 | 8. |
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
|
9. | Tư duy hiệu quả | 9. | Tâm lý học đại cương |
10. | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 10. | Tâm lý học phát triển |
11. | Tin học đại cương | 11. | Thống kê ứng dụng trong giáo dục |
12. | Ngoại ngữ | 12. | Tiếng Anh cơ sở ngành |
13. | Tâm lý học quản lý | ||
14. | Nhập môn Xã hội học giáo dục | ||
15. | Giới thiệu ngành giáo dục | ||
A3. Khối kiến thức Chuyên ngành Quản lý giáo dục
|
A4. Học phần thực tập, thực tế | ||
Khối kiến thức chuyên ngành chung
|
1. | Tham quan thực tế | |
1. | Giáo dục so sánh | 2. | Kiến tập nghề nghiệp |
2. | Lãnh đạo và quản lý giáo dục | 3. | Thực tập chuyên ngành |
3. | Nhập môn chính sách giáo dục | ||
4. | Quản lý dự án giáo dục | ||
5. | Quản lý hoạt động phối hợp trong giáo dục | ||
6. | Quản lý chất lượng trong GD | ||
7. | Quản lý nhà nước về GD | ||
8. | Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục | ||
9. | Quản lý trường học | ||
10. | Tiếng Anh chuyên ngành 1 | ||
11. | Tiếng Anh chuyên ngành 2 | ||
Khối kiến thức chuyên ngành có định hướng
|
|||
Sinh viên chọn 1 trong 2 định hướng sau:
|
|||
Hướng 1: Quản lý giáo dục | Quản lý tài chính trong GD | ||
Marketing trong giáo dục | |||
Nhập môn quan hệ công chúng | |||
Thanh tra giáo dục | |||
Hướng 2: Giảng dạy – giáodục | Phát triển chương trình học | ||
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học | |||
Phương pháp giảng dạy | |||
Đánh giá kết quả học tập |
B. MÔN HỌC TỰ CHỌN
B1. Khối kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn |
B3. Khối kiến thức chuyên ngành tự chọn
(Tích lũy tối thiểu 4TC theo 1 trong 2 định hướng)
|
||
1. | Chính trị học đại cương | ||
2. | Kinh tế học đại cương | Hướng 1: Quản lý giáo dục | Chính sách công |
3. | Mỹ học đại cương | Quản trị hành chính văn phòng | |
4. | Nhân học đại cương | Quản lý công | |
5. | Tiến trình lịch sử Việt Nam | Quản trị học căn bản | |
6. | Tôn giáo học đại cương | Tâm lý học lao động | |
7. | Thực hành văn bản Tiếng Việt | Tâm lý nhân sự | |
B2. Khối kiến thức cơ sở ngành và liên ngành của khoa học giáo dục
(Tích lũy tối thiểu 8TC theo 1 trong 2 định hướng)
|
Kỹ năng cơ bản trong tổ chức và phát triển cộng đồng | ||
Hướng 2: Giảng dạy – giáo dục
|
Trắc nghiệm khách quan
|
||
Hướng 1: Quản lý giáo dục | Phương pháp luận sáng tạo | Tâm lý học sư phạm | |
Ứng dụng tin học trong công tác văn phòng, văn thư và lưu trữ | Giáo dục đặc biệt | ||
Tâm lý học sáng tạo | Công tác đoàn – đội | ||
Sinh lý học thần kinh | Công tác xã hội | ||
Tâm lý học thần kinh | Lý thuyết và kỹ thuật xây dựng test | ||
Tâm lý học xã hội | Công tác xã hội trong trường học | ||
Hướng 2: Giảng dạy – giáodục | Giáo dục cộng đồng | Công tác xã hội với gia đình và tre em | |
Giáo dục dân số môi trường | Tâm lý học truyền thông | ||
Giáo dục gia đình | Tâm lý giao tiếp | ||
Giáo dục suốt đời |
Khóa luận tốt nghiệp (tự chọn có điều kiện): 10 TC
|
||
Lý luận giáo dục lại | |||
Lý thuyết học tập | |||
Tâm lý học nhận thức |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM
3. Các khối thi vào ngành Quản lý giáo dục
– Mã ngành: 7140114
– Các tổ hợp môn xét tuyển:
- A00 : Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Quản lý giáo dục
Những năm gần đây, điểm chuẩn ngành Quản lý giáo dục tại các trường dao động từ 15 – 24 điểm, tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét học bạ.
5. Các trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục
Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục, nhưng không vì thế mà bạn không tìm được trường nào để học. Hãy tham khảo danh sách dưới đây nhé:
– Khu vực miền Bắc:
- Học viện Quản lý giáo dục
- Đại học Thủ Đô Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Vinh
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Quy Nhơn
6. Cơ hội việc làm ngành Quản lý giáo dục
Sau khi ra trường, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm ngành Quản lý giáo dục. Với chương trình đào tạo hiện hành, đảm bảo sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có năng lực đảm nhiệm những vị trí công tác sau:
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo).
- Chuyên viên (Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ…) ở các cơ sở giáo dục (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học).
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên (Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận); cơ sở giáo dục cộng đồng (Trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án, các tổ chức giáo dục ngoài công lập…
- Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp (UBND các cấp) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
- Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lý giáo dục (các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…).
- Giảng viên chuyên ngành Quản lý giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ (các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố, các khoa trong trường đại học và cao đẳng).
7. Mức lương ngành Quản lý giáo dục
Hiện tại chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Quản lý giáo dục. Tuy nhiên, nếu làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định hiện hành.
8. Những tố chất cần có của ngành Quản lý giáo dục
Những tố chất và kỹ năng cần để làm việc trong ngành Quản lý giáo dục:
- Có tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật cao trong lao động;
- Có khả năng thích ứng cao, chịu được áp lực của công việc;
- Có khả năng nắm bắt và điều khiển tâm lý con người;
- Có khả năng phán đoán, xử lý và giám sát các hoạt động;
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, thấu hiểu người khác;
- Chăm chỉ, kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ;
- Có khả năng ngoại ngữ và tin học.