Ngành Quản lý hoạt động bay là ngành nghề vất vả nhưng lại mang lại nguồn thu nhập tốt. Chính vì thế nên ngành này vẫn luôn thu hút thí sinh học tập và làm việc. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này thì hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
1. Tìm hiểu về ngành Quản lý hoạt động bay
Ngành Quản lý hoạt động bay là ngành đào tạo những sinh viên trở thành Kỹ sư chuyên ngành Quản lý hoạt động bay; quản lý, điều hành hoạt động bay dân dụng, đảm bảo an toàn, điều hòa cho việc cất và hạ cánh của các chuyến bay, giám sát trung tâm bay theo các phương pháp và chính sách đã ban hành, đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho việc cất cánh và hạ cánh.
Mục tiêu đào tạo ngành học này đó là có khả năng nghiên cứu ứng dụng KHCN phục vụ phát triển ngành Hàng không; đào tạo sinh viên biết quản lý điều hành được các chuyến bay. Có đủ trình độ và năng lực làm việc tại các vị trí như kiểm soát không lưu, phòng thủ tục bay, kế hoạch bay, thông báo bay của trung tâm Quản lý bay, các Hãng hàng không, các Cảng hàng không, sân bay, các cơ quan quản lý nhà nước về Hàng không dân dụng.
Sinh viên theo học ngành Quản lý hoạt động bay sẽ được học tập và rèn luyện để trở thanh một nhân viên có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ cũng như các kiến thức chuyên môn, điều hành đảm bảo an toàn, điều hòa cho việc cất và hạ cánh của các chuyến bay. Giám sát trung tâm bay theo các phương pháp và chính sách đã ban hành, đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho việc cất cánh và hạ cánh. Kiến thức chuyên ngành sẽ tập trung vào quản lý khai thác bay…
2. Các khối thi vào ngành Quản lý hoạt động bay
– Mã ngành: 7840102
– Ngành Quản lý hoạt động bay xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 – Toán, Lý, Hóa
- A01 – Toán, Lý, Anh
- D00 – Toán, Văn, Anh
3. Điểm chuẩn ngành Quản lý hoạt động bay
Ngành Quản lý hoạt động bay dù có lượng thí sinh đăng ký theo học rất nhiều, tuy nhiên chỉ tiêu tuyển sinh lại ít. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh lớn giữa các thí sinh. Kéo theo đó điểm chuẩn để trúng tuyển ngành Quản lý hoạt động bay cũng khá cao. Bạn phải đạt số điểm từ 18 đến 22 điểm thì may ra mới có cơ hội được học tại ngành Quản lý hoạt động bay.
4. Các trường đào tạo ngành Quản lý hoạt động bay
Vì là ngành đặc thù, chỉ phục vụ cho ngành vận tải hàng không nên số lượng trường được phép tuyển sinh của Bộ giáo dục cũng không nhiều. Trên cả nước hiện nay mới chỉ có 1 trường được đào tạo ngành học hot này mà thôi. Đó là các trường Học viện Hàng không Việt Nam.
5. Cơ hội việc làm ngành Quản lý hoạt động bay
Hiện nay, nhu cầu nhân lực cho ngành Quản lý hoạt động bay tại các sân bay quốc tế cũng như các sân bay nội địa tương đối lớn. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau, bạn có thể đảm nhận các công việc như:
- Vị trí như kiểm soát không lưu, thủ tục bay, kế hoạch bay, thông báo bay của Trung tâm Quản lý bay…
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có liên quan đến hàng không;
- Nhân viên thủ tục bay; Nhân viên thông báo, hợp đồng bay;
- Kiểm soát viên mặt đất tại sân bay;
- Kiểm soát viên không lưu tại sân bay;
- Kiểm soát viên không lưu tiếp cận ra-đa, không ra-đa; Kiểm soát viên không lưu đường dài ra-đa, không ra-đa;
- Kíp trưởng không lưu;
- Huấn luyện viên không lưu;
- Nhân viên đánh tín hiệu.
6. Mức lương ngành Quản lý hoạt động bay
Mức lương của ngành Quản lý hoạt động bay có lẽ là mức lương khủng nhất trong các ngành nghề tại Việt Nam. Đối với một sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, lúc này mức lương sẽ là từ 10 đến 15 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên khi có nhiều kinh nghiệm và thời gian làm việc lâu dài hơn. Bạn có thể nhận được mức lương từ 30 đến 50 triệu đồng cho một tháng làm việc.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý hoạt động bay
Công việc của một người làm Quản lý hoạt động bay là một công việc đòi hỏi sự khắt khe và tuyệt đối chính xác, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của chuyến bay và những hành khách trên máy bay. Chính vì vậy, bạn chắc chắn phải có những tố chất sau đây:
- Là người luôn năng động và sáng tạo;
- Đảm bảo tuyệt đối chính xác trong công việc;
- Thông minh, nhanh nhạy và đặc biệt có tính chuyên nghiệp cao;
- Một số điều kiện cần khác như yêu thích, đam mê với ngành hàng không;
- Khả năng định hình không gian tốt, trí nhớ tốt và khả năng tư duy nhanh;
- Khả năng tập trung cao độ;
- Có khả năng quyết định nhanh, thực hiện nhiều việc cùng lúc, tự tin, quyết đoán;
- Có thể thích ứng với căng thẳng và bình tĩnh khi gặp áp lực; có sức khỏe, thị lực và thính giác tốt;
- Thành thạo tiếng Anh;
- Có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài.