Ngành Quản trị khách sạn là một trong những ngành học hấp dẫn, thu hút đông đảo lượng thí sinh tìm hiểu và đăng ký, bởi cơ hội việc làm và nguồn thu nhập cực khủng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành học thú vị này.
1. Tìm hiểu về ngành Quản trị khách sạn
Ngành Quản trị khách sạn (tiếng Anh là Hotel Management) là ngành học quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Người quản lý phải lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu – chi; lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm…
Mục tiêu của ngành Quản trị khách sạn là đào tạo sinh viên có kỹ năng, năng lực và phẩm chất đạo đức để hoạt động và làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng. Cung cấp cho sinh viên kiến thức về kinh doanh lưu trú và các kỹ năng nghiệp vụ khách sạn theo tiêu chuẩn của Tổng cục Du lịch Việt Nam và châu Âu, đồng thời rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong ngành Quản trị khách sạn thực tế.
Sinh viên theo học ngành Quản trị khách sạn sẽ được học những môn học về Quản trị học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tổng quan du lịch, Quản trị chất lượng dịch vụ, Kỹ năng tổ chức hội nghị và sự kiện, Quy trình phục vụ trong nhà hàng – khách sạn, Quản trị lễ tân, Quản trị buồng phòng… Xây dựng được chiến lược marketing trong kinh doanh khách sạn, kinh doanh resort; Quản trị nhân sự trong kinh doanh khách sạn, resort…
2. Chương trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quản trị khách sạn trong bảng dưới đây.
I |
Khối kiến thức chung
(Chưa tính các học phần GDTC, GDQP-AN, Kỹ năng bổ trợ) |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
|
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 | |
Tư tưởng Hồ Chí Minh | |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | |
Tin học cơ sở 2 | |
Ngoại ngữ cơ sở 1 | |
Tiếng Anh cơ sở 1 | |
Tiếng Nga cơ sở 1 | |
Tiếng Pháp cơ sở 1 | |
Tiếng Trung cơ sở 1 | |
Ngoại ngữ cơ sở 2 | |
Tiếng Anh cơ sở 2 | |
Tiếng Nga cơ sở 2 | |
Tiếng Pháp cơ sở 2 | |
Tiếng Trung cơ sở 2 | |
Ngoại ngữ cơ sở 3 | |
Tiếng Anh cơ sở 3 | |
Tiếng Nga cơ sở 3 | |
Tiếng Pháp cơ sở 3 | |
Tiếng Trung cơ sở 3 | |
Giáo dục thể chất | |
Giáo dục quốc phòng – an ninh | |
Kỹ năng bổ trợ | |
II |
Khối kiến thức theo lĩnh vực
|
II.1 |
Các học phần bắt buộc
|
Các phương pháp nghiên cứu khoa học | |
Cơ sở văn hoá Việt Nam | |
Lịch sử văn minh thế giới | |
Logic học đại cương | |
Nhà nước và pháp luật đại cương | |
Tâm lý học đại cương | |
Xã hội học đại cương | |
II.2 |
Các học phần tự chọn
|
Kinh tế học đại cương | |
Môi trường và phát triển | |
Thống kê cho khoa học xã hội | |
Thực hành văn bản tiếng Việt | |
Nhập môn Năng lực thông tin | |
III |
Khối kiến thức theo khối ngành
|
III.1 |
Các học phần bắt buộc
|
Đại cương về quản trị kinh doanh | |
Khoa học quản lý đại cương | |
Quản lý nguồn nhân lực | |
Tâm lý học quản lý | |
III.2 |
Các học phần tự chọn
|
Địa lý thế giới | |
Luật hành chính Việt Nam | |
Lý thuyết hệ thống | |
Thông tin học đại cương | |
Văn hóa tổ chức | |
IV |
Khối kiến thức theo nhóm ngành
|
IV.1 |
Các học phần bắt buộc
|
Nhập môn khoa học du lịch | |
Kinh tế du lịch | |
Văn hóa du lịch | |
Marketing du lịch | |
IV.2 |
Các học phần tự chọn
|
Hành vi tiêu dùng du lịch | |
Thanh toán quốc tế trong du lịch | |
Thống kê du lịch | |
Phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống | |
Du lịch tôn giáo – tín ngưỡng | |
V |
Khối kiến thức ngành
|
V.1 |
Các học phần bắt buộc
|
Thực tập tổng hợp | |
Niên luận | |
Tiếng Anh du lịch | |
Quản trị kinh doanh khách sạn | |
Quản trị lễ tân | |
Quản trị thực phẩm đồ uống | |
Quản trị dịch vụ buồng | |
Kinh doanh dịch vụ bổ sung | |
Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn | |
Thực tập chuyên ngành khách sạn | |
V.2 |
Các học phần tự chọn
|
Văn hóa & nghệ thuật ẩm thực Việt Nam | |
Giao tiếp và lễ tân ngoại giao | |
Thiết kế và tổ chức sản xuất sự kiện | |
Quản trị sự kiện | |
PR và truyền thông cho sự kiện | |
Diễn giảng công cộng | |
Nghiệp vụ lữ hành | |
V.3 |
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
|
Thực tập tốt nghiệp | |
Khóa luận tốt nghiệp | |
Các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp:
|
|
Tổ chức khách sạn | |
Kinh doanh khách sạn |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Quản trị khách sạn
– Mã ngành: 7810201
– Ngành Quản trị khách sạn xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán – Lý – Hóa),
- A01 (Toán – Lý – tiếng Anh)
- D01 (Toán – Văn – tiếng Anh)
- C00 (Văn – Sử – Địa)
- C01 (Toán – Văn – Lý)
4. Điểm chuẩn ngành Quản trị khách sạn
Điểm chuẩn ngành Quản trị khách sạn năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng từ 14 đến 26 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.
5. Các trường đào tạo ngành Quản trị khách sạn
Hiện nay, trên cả nước từ miền Bắc đến miền Nam có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Quản trị khách sạn, đáp ứng được nhu cầu học tập của những thí sinh đam mê và yêu thích ngành này. Các trường đó là:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Hạ Long
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Thương mại
- Đại học FPT
- Đại học Thành Đô
– Khu vực miền Trung:
- Khoa Du lịch – Đại học Huế
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Phan thiết
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- Đại học Đông Á
- Đại học Phan Thiết
- Đại học Công nghệ Vạn Xuân
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
- Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Văn Lang
- Đại học Kinh tế TP. HCM
6. Cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn
Cơ hội để xin được việc khi bạn tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn là rất dễ dàng. Bạn có thể làm việc ở mọi vị trí, ở các cơ quan, khách sạn, nhà hàng. Cụ thể, bạn có thể đảm nhận các công việc như sau:
- Đảm nhận công việc trong các bộ phận của một khách sạn – nhà hàng từ 3-5 sao như: Tiền sảnh – lễ tân, bộ phận Phòng, Ẩm thực, Bếp, Hội nghị yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – kế toán, Kinh doanh – tiếp thị.
- Công tác tại các vị trí quản lý dịch vụ tại khách sạn như: bộ phận Tiền sảnh (Front Office), quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage) và quản lý bộ phận Phòng (Housekeeping) trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Làm tại Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch.
- Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
- Trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.
- Công tác tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với các vị trí quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính, marketing…
7. Mức lương ngành Quản trị khách sạn
Khi làm việc trong ngành Quản trị khách sạn, bạn có thể nhận được từ 8 đến 10 triệu đồng trở lên cho một tháng làm việc. Sẽ còn cao hơn thế nếu bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và có được sự tin tưởng của khách hàng như nhận được thêm tiền tip, tiền bo từ những vị khách du lịch hào phóng.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Quản trị khách sạn
Để học tập và thành công trong ngành Quản trị khách sạn, bạn cần có những tố chất sau:
- Kỹ năng tổ chức công việc và đàm phán tốt;
- Có trình độ ngoại ngữ, ít nhất là thông thạo thêm 1 ngoại ngữ;
- Kỹ năng thuyết trình, giải thích vấn đề thấu đáo, rành mạch;
- Là người năng động, vui vẻ, sáng tạo;
- Có tính cách hướng ngoại;
- Khả năng giao tiếp tốt;
- Có sức khỏe dẻo dai;
- Chịu được áp lực của công việc.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn