Ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là ngành học còn tương đối xa lạ đối với chúng ta. Vậy ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là gì và sau khi ra trường làm gi? Hãy theo dõi qua bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn về ngành học “hot” này.

1. Tìm hiểu về ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (tiếng Anh là Restaurant Management and Gastronomy) là ngành học chuyên sâu về lĩnh vực quản lý khách sạn, nhà hàng về phương diện văn hóa ẩm thực với công việc cụ thể là quản lý các khâu về ẩm thực, yến tiệc, hội nghị, sự kiện…

Mục tiêu ngành học này là được đào tạo thành những tân cử nhân có đủ tài năng, chuyên môn, năng lực và đạo đức để hoạt động và làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống. Sinh viên có thêm nhiều kỹ năng thực tế, biết học hỏi và tìm ra những công thức, món ăn mới lạ phục vụ khách hàng. Được đào tạo các kiến thức, kỹ năng về quản trị nhà hàng; quản trị dịch vụ ăn uống; xây dựng thực đơn và tổ chức hội nghị, hội thảo, yến tiệc… Có khả năng hoạch định chiến lược, phụ trách về dịch vụ ăn uống; kế hoạch kinh doanh; chuyên nghiệp hóa cung cách phục vụ khách hàng trong nước và quốc tế. Để nhà hàng và khách sạn có sự phát triển và hoạt động đúng với tôn chỉ mục đích.

Sinh viên theo học ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh các dịch vụ về nhà hàng và ẩm thực như: quản trị chất lượng du lịch, phân tích du lịch, phương pháp xây dựng khẩu phần, thực đơn, dinh dưỡng học… Được học những môn chuyên ngành tiêu biểu như Quản trị chất lượng du lịch, Kế toán thương mại – dịch vụ, Phân tích du lịch, Phương pháp xây dựng khẩu phần, thực đơn, Dinh dưỡng học… trang bị những kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hướng dẫn và đàm phán để phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp sau này.

2. Chương trình đào tạo ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức giáo dục đại cương
I.1
Lí luận Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
1
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
I.2
Khoa học xã hội
  Phần bắt buộc
1
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  Phần tự chọn
1
Pháp luật đại cương
2
Tâm lí học đại cương
I.3
Nhân văn – nghệ thuật
I.4 Ngoại ngữ
1
Anh văn 1
2
Anh văn chuyên ngành KD
I.5
Toán học – Tin học – Khoa học tự nhiên
  Phần bắt buộc
1
Toán cao cấp C1
2
Toán cao cấp C2
3
Xác suất thống kê (Toán chuyên đề 1)
4
Tin học ứng dụng ngành KD du lịch
  Phần tự chọn
1
Phương pháp tính (Toán chuyên đề 2)
2
Qui hoạch tuyến tính (Toán chuyên đề 4)
I.6
Giáo dục thể chất
1
Giáo dục thể chất
I.7
Giáo dục quốc phòng, an ninh
1
Giáo dục quốc phòng, an ninh
II
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
II.1
Kiến thức cơ sở của khối ngành kinh tế
  Phần bắt buộc
1
Kinh tế vi mô
2
Kinh tế vĩ mô
3
Kinh tế lượng
4
Quản trị học
5
Marketing căn bản
  Phần tự chọn
1
Quản lý suất ăn công nghiệp
2
An toàn lao động
3
Phương pháp bảo quản thực phẩm
II.2
Kiến thức cơ sở của ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  Phần bắt buộc
1
Nguyên lý kế toán
2
Dinh dưỡng học
3
Phương pháp xây dựng khẩu phần thực đơn
4
Kế toán thương mại-dịch vụ
5
Tài chính du lịch
6
Phân tích du lịch
  Phần tự chọn
1
Vi sinh thực phẩm
2
Vệ sinh và an toàn thực phẩm
3
Vẽ mỹ thuật và trang trí
II.3
Kiến thức chuyên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  Phần bắt buộc
1
Quản trị du lịch
2
Quản trị khách sạn
3
Quản trị nhà hàng
4
Thương phẩm học hàng thực phẩm
5
Tâm lý và giao tiếp kinh doanh du lịch
6
Quản trị chất lượng du lịch
7
Quản trị nguồn nhân lực
8
Marketing khách sạn và nhà hàng
9
Lý thuyết chế biến món ăn
10
Kỹ thuật chế biến các món ăn Âu
11
Kỹ thuật chế biến các món ăn Á A
12
Kỹ thuật chế biến các món ăn Việt Nam
13
Kỹ thuật cắt tỉa rau, củ, quả
14
Kỹ thuật pha chế thức uống
15
Anh văn chuyên ngành KD Du lịch 2
16
Anh văn chuyên ngành KD Du lịch 3
17
Anh văn chuyên ngành KD Du lịch 4
18
Anh văn chuyên ngành KD Du lịch 5
19
Anh văn chuyên ngành KD Du lịch 6
20
Anh văn chuyên ngành KD Du lịch 7
21
Ứng dụng nghiệp vụ nhà hàng
  Phần tự chọn
1
Kỹ thuật chế biến các món bánh truyền thống Việt Nam
2
Kỹ thuật chế biến các món bánh Á
3
Kỹ thuật chế biến các món bánh Âu
II.4
Thực tập tốt nghiệp
1
Thực tập tốt nghiệp (báo cáo thực tập tốt nghiệp)
II.5
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học bổ sung
1
Khóa luận tốt nghiệp
  Học bổ sung
1
Văn hóa ẩm thực
2
Chuyên đề tốt nghiệp ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Theo Đại học Công nghiệp TP. HCM

3. Các khối thi vào ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

– Mã ngành: 7810202

– Ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • C00 (Văn, Sử, Địa)
  • D01 (Toán, Văn, Anh)
  • C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lí)
  • D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)
  • D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D03 (Văn, Toán, Tiếng Trung)

4. Điểm chuẩn ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Trong năm 2018, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống dao động trong khoảng 14 đến 22,4 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Trong cả nước cho tới thời điểm hiện tại có một số trường đào tạo ngành học này. Điều này tăng thêm sự lựa chọn trường phù hợp đối với thí sinh. Các trường đào tạo ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống đó là:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Hạ Long

– Khu vực miền Trung:

  • Khoa Du lịch – Đại học Huế

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Ngành học Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống vẫn luôn là ngành học có cơ hội xin việc dễ dàng. Trong điều kiện nhiều nhà hàng và khách sạn mọc lên như nấm thì sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ không bao giờ phải lo nỗi lo bị thất nghiệp. Bạn có thể làm các vị trí như:

  • Chuyên viên tổ chức sự kiện ẩm thực trong các nhà hàng – khách sạn;
  • Làm việc tại các sở ban ngành liên quan đến lĩnh vực nhà hàng, du lịch, văn hóa;
  • Chuyên viên tư vấn, tổ chức và điều hành tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, chuỗi nhà hàng, chuỗi cafe cao cấp, trung tâm tổ chức yến tiệc – hội nghị;
  • Làm trong các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ;
  • Trở thành người quản trị nhà hàng, quản trị dịch vụ ẩm thực, quản trị các dịch vụ chăm sóc khách hàng, sales và markekting cho các nhà hàng, khách sạn;
  • Hướng dẫn viên du lịch, thiết kế tour, tổ chức sự kiện, hội nghị cho đoàn khách trong và ngoài nước;
  • Chuyên viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ du lịch, khách sạn;
  • Thăng tiến thành giám đốc điều hành, Tổ trưởng bộ phận, quản lý bộ phận lập kế hoạch, điều phối nhân sự;
  • Giảng dạy về các lĩnh vực Quản trị khách sạn, nhà hàng, du lịch tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành học này…

7. Mức lương ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Cũng giống như các ngành thuộc lĩnh vực du lịch, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống cũng có mức thu nhập khá cao, vào khoảng 8 triệu đồng trở lên, chưa tính các khoản trợ cấp, tiền tip, tiền bo từ phía khách hàng dành cho sự đón tiếp, phục vụ tận tình với bạn.

8. Ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 

Đối với những ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, khách hàng thì tố chất đầu tiên cần có của một người nhân viên đó là phải đặt lợi ích khách hàng lên đầu tiên. Ngoài ra bạn cần phải:

  • Có sự kiên trì, nhẫn nại;
  • Tập cho mình tính bình tĩnh;
  • Biết cách giải quyết vấn đề nảy sinh;
  • Biết và hiểu tâm lý của khách hàng;
  • Có kinh nghiệm và chuyên môn vững chắc;
  • Có sức khỏe để làm việc;
  • Năng động, nhạy bén và sáng tạo;
  • Khả năng giao tiếp và thành thạo ngoại ngữ;
  • Ham học hỏi, đam mê khám phá ẩm thực để luôn cập nhật xu hướng ẩm thực trong nước và thế giới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *