Ngành Sư phạm Công nghệ là một ngành học năng động và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy ngành Sư phạm Công nghệ là gì và học ngành này sau khi ra trường làm những công việc gì là vấn đề mà các bậc phụ huynh và học sinh đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Sư phạm Công nghệ trước khi lựa chọn ngành học này.
1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Công nghệ
Ngành Sư phạm Công nghệ là ngành đào tạo giáo viên chuyên ngành sư phạm Công nghệ, làm công tác giảng dạy môn Công nghệ tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về kỹ thuật công nghệ để giảng dạy, nghiên cứu chuyên môn tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên cả nước.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ trang bị cho sinh viên những kiến thức về công nghệ (bao gồm kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành), lí luận dạy học công nghệ và lí luận giáo dục để thực hiện nhiệm vụ dạy học bộ môn công nghệ (kĩ thuật công nghiệp, kĩ thuật nông nghiệp và kinh tế gia đình) và giáo dục học sinh ở trường trung học phổ thông.
Sau khi tốt nghiệp ngành học này, sinh viên có năng lực sư phạm để thực hiện nhiệm vụ dạy học bộ môn công nghệ (kĩ thuật công nghiệp, kĩ thuật nông nghiệp và kinh tế gia đình) và giáo dục học sinh ở trường trung học phổ thông. Có khả năng đảm nhiệm các công việc tương tự ở các trường đào tạo nghề, trung cấp nghề. Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp; có khả năng làm việc theo nhóm.
2. Các khối thi vào ngành Sư phạm Công nghệ
– Mã ngành: 7140246
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Công nghệ:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Công nghệ
Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành Sư phạm Công nghiệp từ 17 – 35 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.
4. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ
Để theo học ngành Sư phạm Công nghiệp, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Đồng Tháp
5. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Công nghệ
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Công nghệ có đủ năng lực để đảm nhiệm các công việc sau:
- Giáo viên dạy học chuyên ngành Công nghệ tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên cả nước;
- Nghiên cứu chuyên ngành Sư phạm Công nghệ tại các cơ sở nghiên cứu, cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo trên cả nước;
- Chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật công nghệ tại các trường học, cơ quan quản lý giáo dục đào tạo có liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn về cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, điện – điện tử… phù hợp với chuyên ngành đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ được đào tạo.
6. Mức lương ngành Sư phạm Công nghệ
Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập hoặc làm những công việc khác liên quan đến lĩnh vực công nghệ – cơ khí thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.
7. Những tố chất cần có để theo học ngành Sư phạm Công nghệ
Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Công nghiệp, bạn cần phải có các tố chất sau:
- Cẩn thận, kiên trì, khéo léo, tỉ mỉ;
- Siêng năng, tận tâm với công việc;
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
- Có khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên;
- Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.