Ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc là một ngành học mới mẻ và được nhiều bạn trẻ quan tâm trong những năm gần đây. Vậy ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc là gì và học ngành này sau khi ra trường làm những công việc gì… là vấn đề mà các thí sinh và phụ huynh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành học này.
1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc
Ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc (tiếng Anh là Korean Language Teacher Education) là ngành đào tạo Cử nhân Sư phạm tiếng Hàn Quốc có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có sức khỏe, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết để đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy môn học tiếng Pháp tại các trường thuộc các cấp học phổ thông (là chủ yếu), các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu; làm việc trong các ngành nghề sử dụng tiếng Hàn Quốc như biên – phiên dịch, du lịch, nhà hàng, khách sạn, ngoại giao, truyền thông…
2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc
Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc trong bảng dưới đây.
STT |
Khối kiến thức chung (không tính các học phần từ 9-11)
|
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
Tiếng Anh cơ sở 1 | |
Tiếng Nga cơ sở 1 | |
Tiếng Pháp cơ sở 1 | |
Tiếng Trung cơ sở 1 | |
Tiếng Đức cơ sở 1 | |
Tiếng Nhật cơ sở 1 | |
Tiếng Tây Ban Nha cơ sở 1 | |
Tiếng Thái cơ sở 1 | |
Tiếng Ý cơ sở 1 | |
7 | Ngoại ngữ cở sở 2 |
Tiếng Anh cơ sở 2 | |
Tiếng Nga cơ sở 2 | |
Tiếng Pháp cơ sở 2 | |
Tiếng Trung cơ sở 2 | |
Tiếng Đức cơ sở 2 | |
Tiếng Nhật cơ sở 2 | |
Tiếng Tây Ban Nha cơ sở 2 | |
Tiếng Thái cơ sở 2 | |
Tiếng Ý cơ sở 2 | |
8 | Ngoại ngữ cở sở 3 |
Tiếng Anh cơ sở 3 | |
Tiếng Nga cơ sở 3
|
|
Tiếng Pháp cơ sở 3 | |
Tiếng Trung cơ sở 3 | |
Tiếng Đức cơ sở 3 | |
Tiếng Nhật cơ sở 3 | |
Tiếng Tây Ban Nha cơ sở 3 | |
Tiếng Thái cơ sở 3 | |
Tiếng Ý cơ sở 3 | |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng – an ninh |
11 | Kỹ năng bổ trợ |
II |
Khối kiến thức theo lĩnh vực
|
12 | Địa lý đại cương |
13 | Môi trường và phát triển |
14 | Thống kê cho khoa học xã hội |
15 | Toán cao cấp |
16 | Xác suất thống kê |
III |
Khối kiến thức theo khối ngành
|
III.1 |
Các học phần bắt buộc
|
17 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
18 | Nhập môn Việt ngữ học |
III.2 |
Các học phần tự chọn
|
19 | Tiếng Việt thực hành |
20 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
21 | Logic học đại cương
|
22 | Tư duy phê phán |
23 | Cảm thụ nghệ thuật |
24 | Lịch sử văn minh thế giới |
25 | Văn hóa các nước ASEAN |
IV |
Khối kiến thức theo nhóm ngành
|
IV.1 |
Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa
|
IV.1.1 |
Các học phần bắt buộc
|
26 | Ngôn ngữ học tiếng Hàn Quốc 1 |
27 | Ngôn ngữ học tiếng Hàn Quốc 2 |
28 | Đất nước học Hàn Quốc 1 |
29 | Giao tiếp liên văn hóa |
IV.1.2 |
Các học phần tự chọn
|
30 | Ngữ dụng học tiếng Hàn Quốc |
31 | Ngôn ngữ học đối chiếu |
32 | Hình thái học tiếng Hàn Quốc |
33 | Hán tự tiếng Hàn Quốc |
34 | Ngôn ngữ học xã hội |
35 | Văn học Hàn Quốc 1 |
36 | Đất nước học Hàn Quốc 2 |
37 | Văn học Hàn Quốc 2 |
IV.2 |
Khối kiến thức tiếng
|
38 | Tiếng Hàn Quốc 1A |
39 | Tiếng Hàn Quốc 1B |
40 | Tiếng Hàn Quốc 2A |
41 | Tiếng Hàn Quốc 2B |
42 | Tiếng Hàn Quốc 3A |
43 | Tiếng Hàn Quốc 3B |
44 | Tiếng Hàn Quốc4A |
45 | Tiếng Hàn Quốc 4B |
46 | Tiếng Hàn Quốc 3C |
47 | Tiếng Hàn Quốc 4C |
V |
Khối kiến thức ngành
|
V.1. |
Các học phần bắt buộc
|
48 | Tâm lý học |
49 | Giáo dục học |
50 | Quản lý hành chính nhà nước – Quản lý giáo dục và đào tạo |
51 | Lý luận giảng dạy tiếng Hàn Quốc |
52 | Phương pháp giảng dạy tiếng Hàn Quốc |
53 | Kiểm tra đánh giá tiếng Hàn Quốc |
V.2 |
Các học phần tự chọn
|
54 | Thiết kế giáo án và phát triển tài liệu |
55 | Thực hành giảng dạy tiếng Hàn Quốc |
56 | Kỹ năng thuyết trình |
57 | Kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm |
58 | Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ |
59 | Xây dựng chương trình và nội dung giảng dạy |
60 | Phiên dịch |
61 | Biên dịch |
V.3 |
Thực tập và tốt nghiệp
|
62 | Thực tập |
63 | Khoá luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế |
Theo Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc
– Mã ngành: 7140237
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc:
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc của trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội là 31.5 điểm xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Sư phạm tiếng Hàn Quốc
Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc, chỉ có trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc
Tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc, các bạn có thể đảm nhiệm các công việc sau:
- Giảng dạy ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm ngoại ngữ.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học hay quốc tế học, có thể tiếp tục học ở bậc cao hơn theo chuyên ngành đào tạo của mình.
- Biên – phiên dịch cho các sự kiện, hội thảo, giao lưu quốc tế; biên dịch các tài liệu, văn bản, thư từ thương mại, sách báo…
- Có thể làm việc trong lĩnh vực chuyên môn như thương mại, du lịch ở các công ty du lịch, lữ hành, các nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp (nhân viên phòng du lịch, hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân nhà hàng, khách sạn…).
- Trợ lý, thư ký văn phòng, nhân viên ở các lĩnh vực: kinh doanh, hợp tác quốc tế, xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng, truyền thông, cơ quan ngoại giao, thương mại, du lịch…
Với những công việc trên, các bạn có thể làm việc tại:
- Các công ty, cơ quan ngoại giao, tổ chức của Hàn Quốc;
- Công ty có vốn 100% Hàn Quốc hoặc liên doanh với Hàn Quốc;
- Làm việc tại các công ty du lịch, nhà hàng và khách sạn Hàn Quốc;
- Trường Đại học, Cao đẳng và Trung học, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ…
7. Mức lương ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc
Đối với những bạn tham gia giảng dạy tiếng Hàn Quốc tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập, các trung tâm ngoại ngữ thì mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.
Ngoài công việc giảng dạy tiếng Hàn Quốc, các bạn còn có thể làm những công việc khác liên quan đến tiếng Hàn Quốc như phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch… Tùy theo năng lực, kinh nghiệm và vị trí công việc sẽ có các mức lương khác nhau.
8. Ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc cần có tố chất gì?
Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Tiếng Hàn Quốc, bạn cần phải có các tố chất sau:
- Có khả năng học tốt ngoại ngữ, giao tiếp tốt;
- Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng;
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
- Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.