Ngành Trinh sát cảnh sát là một ngành trong lực lượng vũ trang của Nhà nước, chịu trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ và giữ gìn trật tự an ninh trên cả nước. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về ngành học đầy vinh quang nhưng cũng không kém phần vất vả này.

1. Tìm hiểu về ngành Trinh sát cảnh sát

Trinh sát cảnh sát (tiếng Anh là Police reconnaissance) là những người hoạt động trong lực lượng vũ trang, là công cụ chuyên chế của chính quyền Nhà nước, có nhiệm vụ đảm bảo ổn định cho xã hội, trật tự kỷ cương, bảo vệ lợi ích của nhà nước trong xã hội cũng như các quyền lợi hợp pháp của nhân dân. Cảnh sát được sử dụng các biện pháp theo đúng quy định, những biện pháp riêng để có thể thực thi được công vụ đó. Trên thế giới thì nhiệm vụ cụ thể phổ biến của cảnh sát thường là phòng chống tội phạm và xử lý các vi phạm pháp luật khác như: vi phạm luật giao thông, luật kinh doanh, luật hình sự…

Nhiệm vụ của Cảnh sát nhân dân được quy định cụ thể như sau:

  • Phòng ngừa và phát hiện phòng chống đấu tranh tội phạm, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật về trật tự và an toàn xã hôi, bảo vệ môi trường.
  • Phát hiện nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật theo đúng quy định.
  • Quản lý các thủ tục giấy tờ hành chính, an ninh trật tự, an toàn giao thông, trật tự, thực hiện công tác phòng cháy, tham gia cứu hộ cứu nạn theo đúng quy định của pháp luật.
  • Thi hành án hình sự, tạm giữ tạm giam, bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Các khối thi vào ngành Trinh sát cảnh sát 

– Mã ngành: 7860102

– Ngành Trinh sát cảnh sát xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

3. Điểm chuẩn ngành Trinh sát cảnh sát

Điểm chuẩn ngành Trinh sát cảnh sát khá cao so với các ngành học khác, dao động trong khoảng 23 đến 28 điểm, tùy vào từng tổ hợp môn xét tuyển và đối tượng tuyển sinh.

4. Các trường đào tạo ngành Trinh sát cảnh sát

Hiện có các trường đại học đào tạo ngành Trinh sát cảnh sát sau:

  • Học viện Cảnh sát nhân dân
  • Đại học Cảnh sát nhân dân

5. Cơ hội việc làm trong ngành Trinh sát cảnh sát

Sau khi tốt nghiệp ngành Trinh sát cảnh sát, sinh viên có thể làm việc tại những đơn vị sau:

  • Cục CS PCCC và cứu hộ;
  • Cục cảnh sát giao thông;
  • Cục CS quản lý giam giữ tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng;
  • Cục CSĐTTP về tham nhũng kinh tế buôn lậu;
  • Viện khoa học hình sự;
  • Phòng hình sự Công an quận, tỉnh, huyện tại các địa phương;
  • Cục Khoa học chiến lược và lịch sử Bộ Công an;
  • Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ;
  • Cục An ninh điều tra;
  • Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;
  • Cục CSĐTTP về ma túy;
  • Cục CSQL trại giam.

6. Mức lương ngành Trinh sát cảnh sát

Mức lương quy định trong ngành Công an được căn cứ theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo quy định mức lương sẽ được phân theo quân hàm, chức vụ như sau:

  • Mức lương căn cứ theo cấp bậc quân hàm.
  • Mức lương quân hàm sĩ quan công an nhân dân.
  • Mức lương chuyên nghiệp chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.
  • Mức lương phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộc công an nhân dân.
  • Mức lương phụ cấp chức vụ lãnh đạo công an nhân dân.

7. Những tố chất cần có đối với một người Trinh sát cảnh sát

  • Thứ nhất: Cần – kiệm – liêm – chính

Đây chính là những đức tính không thể thiếu được đối với một người chiến sĩ công an nhân dân. Phẩm chất này giáo dục cho mỗi người chiến sĩ phải biết cách làm việc một cách cần mẫn, dũng cảm và tỉnh táo. Là một người tiết kiệm, không hoang phí, phải biết bảo vệ của công, chống lại thói xa hoa, tham ô lãng phí.

Một đạo đức cần có đối với người công an nhân dân chính là phẩm chất đạo đức, trong sạch.Trên thực tế, người công an cách mạng nếu chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà thiếu dũng khí đấu tranh bảo vệ chân lý thì kỷ cương phép nước khó có thể được thực hiện nghiêm minh.

  • Thứ hai là luôn phải giúp đỡ mọi người

Một người chiến sĩ công an cần phải học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần phải có một tinh thần đoàn kết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau để rèn luyện. Sự đoàn kết thể hiện ở sự yêu thương đồng đội, đồng cam chịu khổ, trợ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Đấu tranh chống mọi biểu hiểu tiêu cực, che giấu khuyết điểm, thiếu lành mạnh và bao che hành vi thiếu trung thực.

  • Thứ ba là phải tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước

Lòng trung thành của người cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân với Đảng, với Nhà nước và với nhân dân là giá trị truyền thống quý báu của lực lượng Công an nhân dân , là bản chất của người chiến sỹ Công an cách mệnh.

Lòng trung thành được thể hiện bằng chính lập trường cách mạng của những người cán bộ, được thể hiện qua công việc, chiến đấu, và còn thể hiện bởi những ý chí vương lên, không ngừng sáng tạo trong công tác chuyên môn.

  • Thứ tư luôn bảo vệ nhân dân

Lực lượng công an nhân dân vì dân phục vụ, từ dân mà ra nên người chiến sĩ công an nhân dân không chỉ gần gũi với người dân, bảo vệ lợi ích nhân dân mà còn phải hiểu được những tâm tư và nguyện vọng của nhân dân, thấu hiểu được những trăn trở và bức xúc của người dân từ đó từng bước tháo gỡ và tiền đề để xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Công an với nhân dân.

  • Thứ năm phải tận tụy với công việc

Đây là phẩm chất chung đối với mỗi cán bộ chiến sĩ công an nhân dân, sự tận tụy trong công việc được thể hiện ở sự bền bỉ, sáng tạo, xây dựng vì mục đích của nhân dân. Một khi đã nhận trách nhiệm thì cần phải thực hiện đến nơi đến chốn, thể hiện tinh thần trách nhiệm và đạo đức cao cả của người chiến sĩ công an nhân dân.

  • Thứ sáu là phải có sự khôn khéo và cương quyết

Cương quyết đối với kẻ địch là một trong những nguyên tắc bất di bất dịch nhưng vẫn phải có sự khôn khéo. Đây chính là một trong những vấn đề cơ bản mang tính chiến lược. Một người chiến sĩ công an cần phải xây dựng cho mình một bản lĩnh chiến đấu, lập trường kiên định, không hoang mang và dao động trước mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về ngành Trinh sát cảnh sát đến bạn đọc và giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *