Truyền thông đại chúng là ngành mới xuất hiện ở nước ta nhưng phát triển với tốc độ cực nhanh, do nhu cầu quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Ngành truyền thông đại chúng tập trung đào tạo về xây dựng nguồn nhân lực sản xuất các sản phẩm truyền thông đại chúng.
1. Tìm hiểu ngành Truyền thông đại chúng
Ngành Truyền thông đại chúng (tiếng Anh là Mass Communication) là ngành học định hướng sinh viên về phương pháp truyền đạt thông tin đại chúng như: báo, phim, ảnh, mạng… đến nhiều đối tượng khác nhau, bằng các phương tiện thông tin nhằm phục vụ tốt các mục tiêu đã được đề ra. Ngành Truyền thông đại chúng gồm 8 lĩnh vực bao gồm: sách, báo in, tạp chí, ghi dữ liệu, phát thanh, điện ảnh, truyền hình và Internet. Phổ biến và phát triển nhất hiện nay là Báo chí, Phát thanh, Truyền hình và Internet.
Sinh viên học Truyền thông đại chúng sẽ được tiếp cận với sự đa dạng của các phương tiện truyền thông, các khóa học về giao tiếp cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn; trang bị khả năng phân tích, đánh giá, thẩm định thông tin các chương trình, hoạt động, dịch vụ truyền thông.
Ngành học này giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng lập kế họach, nghiên cứu, hoạch định chiến lược và tự xây dựng kế hoạch truyền thông; các kỹ năng tổ chức triển khai, quản lý các hoạt động truyền thông và thực hiện kế hoạch, dịch vụ, sản phẩm truyền thông;
Ngành Truyền thông đại chúng cũng đào tạo về phương pháp sử các phương tiện kỹ thuật như: máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm, phòng phát thanh, phòng thu âm… cùng các phần mềm cơ bản phục vụ sáng tạo nội dung và sản xuất sản phẩm truyền thông. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện về cách vận dụng thực tiễn và phát triển sản phẩm truyền thông đại chúng, kỹ thuật công nghệ truyền thông, truyền thông doanh nghiệp, truyền thông giải trí…
2. Chương trình đào tạo Truyền thông đại chúng
Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Truyền thông đại chúng trong bảng dưới đây.
A
|
Khối kiến thức giáo dục đại cương |
I
|
Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh |
1. | Triết học Mác – Lênin |
2. | Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
3. | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4. | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
5. | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
II
|
Khoa học xã hội và nhân văn |
Bắt buộc | |
6. | Pháp luật đại cương |
7. | Chính trị học |
8. | Xây dựng Đảng |
9. |
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
|
Tự chọn | |
10. | Xã hội học đại cương |
11. | Địa chính trị thế giới |
12. | Tiếng Việt thực hành |
13. | Kinh tế học đại cương |
14. | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
15. | Ngôn ngữ học đạicương |
16. | Tâm lý họcxã hội |
17. | Quan hệ quốc tế đại cương |
18. | Lý luận văn học |
III | Tin học |
19. | Tin học ứng dụng |
IV | Ngoại ngữ (chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Trung) |
20. | Tiếng Anh học phần 1 |
21. | Tiếng Anh học phần 2 |
22. | Tiếng Anh học phần 3 |
23. | Tiếng Anh học phần 4 |
24. | Tiếng Trung học phần 1 |
25. | Tiếng Trung học phần 2 |
26. | Tiếng Trung học phần 3 |
27. | Tiếng Trung học phần 4 |
B | Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
I
|
Kiến thức cơ sở ngành |
Bắt buộc | |
28. | Lý thuyết truyền thông |
29. |
Pháp luật và đạo đức báo chí– truyền thông
|
30. | Công chúng báo chí – truyền thông |
31. | Quan hệ công chúng và quảng cáo |
Tự chọn | |
32. | Quản trị báochí – truyền thông |
33. | Xã hội học truyền thông |
34. | Truyền thông sáng tạo |
35. | Các loại hình báo chí |
36. | Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC) |
37. |
Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế
|
II | Kiến thức ngành |
Bắt buộc | |
38. | Nhập môn Truyền thông đại chúng |
39. | Tìm hiểu nghệ thuật |
40. |
Kỹ thuật và công nghệ truyền thôngđại chúng
|
41. | Sáng tạo nội dung truyền thông đại chúng |
42. |
Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đại chúng
|
43. | Sản xuất sản phẩm quảng cáo |
44. | Thiết kế gói nhận diện thương hiệu |
45. | Thực tế chính trị – xã hội |
Tự chọn | |
46. | Truyền thông chính sách |
47. | Truyền thông doanh nghiệp |
48. |
Truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ
|
49. | Truyền thông văn hóa – nghệ thuật |
III | Kiến thức bổ trợ |
Bắt buộc | |
50. |
Tiếng Anh chuyên ngành Truyền thông đại chúng
|
51. |
Tổ chức hoạt động doanh nghiệp truyền thông
|
Tự chọn | |
52. | Bản quyền và sở hữu trí tuệ |
53. | Tổ chức và an toàn thông tin |
54. | Xây dựng thương hiệu và hình ảnh |
55. | Quản trị truyền thông trong khủng hoảng |
IV
|
Kiến thức chuyên ngành |
Bắt buộc | |
56. | Sản phẩm truyền thông in ấn |
57. | Video âm nhạc (MV) |
58. | Sản phẩm truyền thông số |
59. | Thực tập nghiệp vụ |
60. | Thực tập tốt nghiệp |
61. | Sản phẩm tốt nghiệp/Khóa luận tốt nghiệp |
Học phần thay thế khóa luận | |
62. | Nghiêncứu thị trường truyền thông |
63. | Biên tập sản phẩm truyền thông đạichúng |
Tự chọn | |
64. | Tạp chí |
65. | Quản trị website |
66. | Sản phẩm truyền thông chính sách |
67. |
Sản phẩm truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ
|
68. |
Sản phẩm truyền thông văn hóa – nghệ thuật
|
69. | Sản phẩm truyền thông thể thao, giải trí |
Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền
3. Các khối thi vào ngành Truyền thông đại chúng
Ngành Truyền thông đại chúng có mã ngành 7320105, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ Văn)
- C15 (Ngữ Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
4. Điểm chuẩn ngành Truyền thông đại chúng
Điểm chuẩn ngành Truyền thông đại chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2018 như sau:
- Xét theo kết quả thi THPT Quốc gia:
- 20.75 (D01; R22)
- 20.25 (A16)
- 22 (C15)
- Xét theo học bạ: 8.60 điểm.
5. Các trường đào tạo Truyền thông đại chúng
Hiện nay, cả nước ta chỉ có duy nhất một trường đào tạo ngành Truyền thông đại chúng tại Hà Nội đó là trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
6. Cơ hội việc làm Truyền thông đại chúng
Với ưu thế thị trường rộng và nhu cầu lớn về nguồn nhân lực như hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đại chúng sẽ có cơ hội làm trong các Báo, Đài truyền hình, Tạp chí, cơ quan doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Cụ thể:
- Chuyên viên phòng, ban của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngành Văn hóa, Thông tin – Truyền thông và các ngành có liên quan.
- Chuyên viên quản trị của các công ty truyền thông, Marketting, hoặc hoạt động truyền thông của các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu.
- Chuyên viên tổ chức các sự kiện truyền thông, chương trình quảng cáo, sự kiện quảng bá thương hiệu công ty,..
- Chuyên viên sáng tạo nội dung truyền thông: Viết kịch bản truyền thông, chụp ảnh, quay phim, dựng phim. Thiết kế, xây dựng các sản phẩm truyền thông như: Nhận diện thương hiệu, Bảo vệ thương hiệu…
- Phóng viên tại các cơ quan Báo chí, tạp chí, Đài phát thanh, Đài truyền hình từ cấp Trung ương đến địa phương.
- Biên tập viên tại cơ quan truyền thông, viết bài, biên tập bài cho website, Fanpage của công ty, doanh nghiệp.
- Chuyên viên phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đại chúng: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các kênh truyền thông đại chúng, tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
- Giảng dạy tại các trung tâm, trường nghề chuyên nghiệp, trường đại học, cao đẳng, trường THPT trên khắp cả nước.
7. Mức lương ngành Truyền thông đại chúng
Mức lương trung bình của một người làm trong lĩnh vực Truyền thông đại chúng theo thống kê khoảng 400USD/tháng, thậm chí thực tế có thể nhiều hơn nếu bạn có năng lực. Cụ thể:
- Mức lương đối với người chưa có kinh nghiệm, cần thời gian làm quen và đào tạo là 6 – 8 triệu/tháng.
- Đối với những người đã có kinh nghiệm lương trung bình từ 8 – 12 triệu.
- Những quản lý cấp cao hơn, thâm niên trong nghề sẽ được hưởng lương khoảng 15 – 20 triệu/tháng.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Truyền thông đại chúng
Để thành công trong lĩnh vực Truyền thông đại chúng, đòi hỏi bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:
- Khả năng giao tiếp, đàm phán;
- Có khả năng tự chủ tốt trong mọi tình huống;
- Có khả năng viết;
- Có đầu óc tổ chức;
- Sáng tạo trong công việc;
- Khả năng làm việc độc lập và xử lý tình huống tốt;
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động;
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn;
- Tự định hướng nghề nghiệp;
- Khả năng thích nghi nhanh với môi trường làm việc khác nhau;
- Có khả năng lập kế họach, điều phối các sản phẩm truyền thông;
- Khả năng truyền đạt thông tin bằng lời nói, bài viết.