Công nghiệp ô tô đang là ngành mũi nhọn và được ưu tiên phát triển trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Cùng với việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài vào Việt Nam đang ngày càng tăng, ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô hiện đang là ngành thu hút rất nhiều thí sinh theo học tại các trường đại học lớn trong nước.

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

Công nghệ Kỹ thuật Ô tô (ở một số trường đại học là ngành Kỹ thuật Ô tô) là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng. Ngành học này đào tạo những kỹ sư có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở, đáp ứng được việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, cũng như có khả năng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô (tiếng Anh là (Automotive Engineering Technology) trang bị cho sinh viên sẽ những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô, về máy động lực, hệ thống truyền động, truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển. Để từ đó có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô vào thực tế công việc.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô đào tạo các môn học tiêu biểu như: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghê chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô.

2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trong bảng dưới đây.

A
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
 
Lý luận Mác- Lênin và Tư tưởng HCM
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
  Khoa học xã hội- Nhân văn
  Phần bắt buộc
4 Pháp luật đại cương
 
Phần tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần sau)
5 Nhập môn loogic học
6 Kinh tế học đại cương
7 Tâm lý học đại cương
8 Văn hóa kinh doanh
 
Ngoại ngữ (Kể cả tiếng anh chuyên ngành)
9 Tiếng Anh cơ bản
10 Tiếng Anh chuyên ngành
 
Toán- Tin học- Khoa học tự nhiên- Môi trường
  Phần bắt buộc
11 Toán cao cấp 1
12 Toán cao cấp 2
13 Vật lý đại cương
14 Hóa học đại cương
15 Nhập môn tin học
 
Phần tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần sau)
16 Xác xuất thống kê
17 Phương pháp tính
18 Môi trường công nghiệp
19 Ô tô và môi trường
  Giáo dục thể chất
  Giáo dục quốc phòng
B
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
  Kiến thức cơ sở ngành
20 Cơ lý thuyết
21 Cơ học chất lỏng ứng dụng
22 Hình họa – Vẽ kỹ thuật
23 Sức bền vật liệu
24 Nguyên lý máy – Chi tiết máy
25
Vật liệu học và công nghệ kim loại
26 Dung sai – Đo lường
27 Kỹ thuật điện – điện tử
28 Công nghệ chế tạo máy
  Kiến thức ngành
  Phần bắt buộc
29 Động cơ đốt trong
30 Hệ thống điện và điện tử ô tô
31 Kết cấu và tính toán ô tô
32 Lý thuyết ô tô
33
Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
34
Tin học ứng dụng trong kỹ thuật ô tô
35
Thực hành cơ bản ô tô 1 và 2 (Máy- Gầm – Điện)
 
Phần tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần sau)
  Chọn 1 trong 2 học phần sau
36 Kinh tế tổ chức
37 Kỹ thuật nhiệt
  Chọn 1 trong 2 học phần sau
38 Thực hành cơ khí cơ bản
39 Thực hành điện cơ bản
C PHẦN CHUYÊN SÂU
  Chọn 2 trong 5 học phần sau
40
Nhiên liệu, dầu, mỡ, và chất tẩy rửa
41 Kỹ thuật điện lạnh ô tô
42
Kiểm định và chẩn đoán ô tô kỹ thuật ô tô
43 Ô tô sử dụng năng lượng mới
44 Điều khiển thủy khí
  Chọn 1 trong 4 học phần sau
45 Thực hành động cơ nâng cao
46 Thực hành gầm ô tô nâng cao
47 Thực hành điện ô tô nâng cao
48
Luật giao thông đường bộ và kỹ thuật lái xe
 
Thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận tốt nghiệp
49 Thực tập tốt nghiệp
50 Làm khóa luận tốt nghiệp

Theo Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

3. Các khối thi vào ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

– Mã ngành: 7510205 (ngành Kỹ thuật Ô tô ở một số trường đại học có mã ngành 7520130).

– Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô xét tuyển những tổ hợp môn sau đây:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
  • C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô 

Mức điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 14 – 21 điểm, tùy vào tổ hợp môn và phương thức xét tuyển của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô 

Ở Việt Nam hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô (một số trường là ngành Kỹ thuật ô tô), thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  • Đại học Sao Đỏ
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Đại học Công nghiệp Việt Hung
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Thành Đô
  • Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
  • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học thái Nguyên

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Đại Học Vinh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Đông Á

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Dân lập Lạc Hồng
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM
  • Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Lạc Hồng
  • Đại học Nam Cần Thơ

6. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

Sinh viên học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí sau đây:

  • Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy, trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn ô tô trong nước và quốc tế.
  • Kỹ sư vận hành hệ thống tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực.
  • Kỹ sư tại các tập đoàn công nghiệp, công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng, vận tải và khai thác các thiết bị xe-máy công trình, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Kỹ sư tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát tại các phòng kỹ thuật, phòng sản xuất, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thiết kế các cơ sở sản xuất, thiết kế, sửa chữa ô tô – máy động lực, các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, trạm sửa chữa ô tô.
  • Kỹ sư kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô.
  • Kỹ sư nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực ô tô – máy động lực.
  • Giảng dạy kỹ thuật, tại trường dạy nghề, các trường đại học kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật trên khắp cả nước.
  • Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô.
  • Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp, công ty tập đoàn kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô.
  • Kỹ sư sản phẩm chuyên thiết kế các thành phần, các hệ thống, thiết kế và kiểm tra thiết bị xem nó có đạt được yêu cầu đặt ra hay không, vật liệu có đạt được độ bền hay không..
  • Kỹ sư phát triển cung cấp các thuộc tính của ô tô. Họ tiến hành cung cấp cho kỹ sư thiết kế về độ cứng của lò xo để cho xe hoạt động như mong muốn trong các điều kiện đường xá.

7. Mức lương ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

Mức lương ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề của bạn. Cụ thể:

  • Đối với những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, thu nhập trung bình bạn nhận được là 5 – 8 triệu/tháng.
  • Đối với những người có kinh nghiệm trong nghề, thợ cứng mức lương trung bình từ 9 – 12 triệu.
  • Với những kỹ sư thâm niên kinh nghiệm trên 5 năm, hay cấp quản lý, quản đốc mức lương có thể lên đến 1000USD/tháng (tương đương 23 triệu VNĐ/tháng)

8. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô 

Để học tập và thành công trong ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, bạn cần hội tụ những tố chất, kỹ năng sau:

  • Có niềm đam mê với nghề Ô tô;
  • Có khả năng giao tiếp, thuyết trình;
  • Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá, phân tích vấn đề;
  • Kỹ năng tổng hợp và xử lý thông tin nhanh;
  • Có tư duy sáng tạo, nhanh nhạy;
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt;
  • Nghiêm túc với công việc;
  • Cần cù, tỉ mỉ và chịu khó;
  • Chịu được áp lực công việc và môi trường làm việc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *