Kỹ thuật tàu thủy đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Việt Nam, với ưu thế về đường bờ biển dài, tài nguyên biển rộng lớn. Ngành Kỹ thuật tàu thủy đã đào tạo ta những kỹ sư trẻ phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển của nhà nước và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các công ty, tập đoàn đóng tàu trong và ngoài nước

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật tàu thủy

Ngành Kỹ thuật tàu thủy (một số trường là ngànhCông nghệ Kỹ thuật tàu thủy) là ngành giao thoa giữa kỹ thuật và công nghệ, chuyên thực hiện phân tích, thiết kế, xây dựng tàu thuỷ và công trình nổi.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật tàu thủy (tiếng Anh là Ship engineering) trang bị cho sinh viên kiến thức lý thuyết cơ bản và thực tế về lĩnh vực thiết kế tàu thuỷ và công trình nổi; kiến thức về cơ khí động lực, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực tàu thủy và cơ khí động lực. Giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất  và quản lý liên quan đến tàu thuỷ, có thể tiếp tục học sau đại học ở trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, ngành học cung cấp cho người học các nguyên lý toán học, hoá học, vật lý học và các kiến thức về cơ khí, kiến thức chuyên môn như: kết cấu tàu thủy, máy động lực tàu thuỷ, thiết bị tàu thuỷ, thiết kế tàu thuỷ, kỹ thuật hàn tàu thuỷ, chế tạo, quản lý dự án đóng mới phương tiện vận tải… Ngoài ra, còn đào tạo phương pháp tổ chức quản lý sản xuất công nghệ đóng tàu, trang bị điện và điều khiển tự động tàu thuỷ, thiết bị năng lượng tàu thuỷ mới, kỹ thuật tàu cao tốc, tin học ứng dụng trong thiết kế và đóng tàu, cơ học kết cấu tàu thuỷ,…

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật tàu thủy

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy trong bảng dưới đây.

MÃ HP
KHỐI KIẾN THỨC / TÊN HỌC PHẦN
  Lý luận chính trị, quản trị học
  Giáo dục thể chất
  Giáo dục quốc phòng-an ninh
  Ngoại ngữ
  Toán và khoa học cơ bản
  Cơ sở và cốt lõi ngành
TE2004 Nhập môn kỹ thuật Tàu thủy
ME2011 Đồ họa kỹ thuật I
ME2012 Đồ họa kỹ thuật II
ME3191 Sức bền vật liệu
ME3060 Nguyên lý máy
EE2012 Kỹ thuật điện
ET2010 Kỹ thuật điện tử
MSE3210 Vật liệu kim loại
ME3110 Vật liệu chất dẻo và composite
ME3090 Chi tiết máy
ME3230 Dung sai và kỹ thuật đo
ME3171 Công nghệ chế tạo máy
ME3130 Đồ án chi tiết máy
TE3601 Kỹ thuật thủy khí
HE2010 Kỹ thuật nhiệt
ME4540 Cơ học kết cấu
ME4244 Công nghệ hàn
EE3359 Kỹ thuật điều khiển tự động
TE3400 Máy thủy khí
TE3610 Lý thuyết tàu thủy
TE3650 Kết cấu tàu thủy
TE4050 Trang bị động lực tàu thủy
TE3660 Thiết kế tàu thủy
TE4630 Công nghệ đóng tàu
TE4640
Đồ án chuyên ngành thiết kế tàu thủy
TE4650 Hệ thống tàu thủy
TE4660 Thiết bị tàu thủy
ME4510 Dao động tàu thủy
TE5610 Chân vịt tàu thủy
TE4670
Công ước và quy phạm hàng hải
TE5620 Ổn định và điều khiển tàu thủy
TE5630
Thủy động lực học tàu thủy (BTL)
TE4680 Vẽ tàu
TE5004 Thực tập kỹ thuật
TE5994 Đồ án tốt nghiệp

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật tàu thủy 

– Mã ngành: 7520122 (ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy ở một số trường đại học có mã ngành 7510207).

– Ngành Kỹ thuật tàu thủy xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật tàu thủy

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật tàu thủy năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 14 – 21 điểm, tùy vào tổ hợp môn và phương thức xét tuyển của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật tàu thủy

Trong năm 2019, ở nước ta chỉ các trường đào tạo ngành Kỹ thuật tàu thủy, đó là:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật tàu thủy 

Sinh viên ngành Kỹ thuật tàu thủy khi ra trường có thể làm việc tại công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực tàu thủy, các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ liên quan đến tàu thủy… Với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện. Cụ thể các vị trí công việc sau:

  • Quản đốc, kỹ sư công nghệ, chuyên gia kĩ thuật trong các công ty, nhà máy chế tạo, đóng mới – sửa chữa tàu thủy như: Công ty đóng tàu Sông Thu, Công ty đóng tàu Dung Quất, Công ty đóng tàu Sơn Hải, Công ty đóng tàu Hạ Long, Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu,..
  • Kỹ sư thiết kế trong các Trung tâm, công ty và Viện thiết kế tàu thủy như: Công ty TNHH Tư vấn và thiết kế Tàu thuỷ DELTA, Công ty Thiết kế và dịch vụ kỹ thuật tàu thủy Việt Hàn; Công ty tư vấn thiết kế tàu thủy…
  • Đăng kiểm viên trong tổ chức đăng kiểm trong và ngoài nước như: Cục đăng kiểm Việt Nam, chi cục đăng kiểm Hải Hưng, chi cục đăng kiểm số 15, và Các tổ chức đăng kiểm tàu cá thuộc chi cục khai tác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các Tỉnh ven biển.
  • Kỹ sư, nhân viên kỹ thuật trong các đơn vị liên quan như: Công ty bảo hiểm, công ty vận tải đường biển.
  • Cán bộ giảng dạy các môn chuyên ngành Kĩ thuật tàu thủy trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

7. Mức lương ngành Kỹ thuật tàu thủy

Hiện nay chưa có thống kê cụ thể về mức lương ngành Kỹ thuật tàu thủy.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật tàu thủy 

Để học tập và thành công trong ngành Kỹ thuật tàu thủy, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Đam mê với ngành tàu thủy;
  • Có kỹ năng lập dự án, thiết kế, thực hiện và triển khai các dự án;
  • Kỹ năng nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp;
  • Khả năng tham mưu, đề xuất và xây dựng các dự án trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy;
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình;
  • Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá;
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin;
  • Kỹ năng làm việc nhóm;
  • Kỹ năng xử lý vẫn đề;
  • Kỹ năng tin học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *