Từ ngày xưa cho đến hiện đại, sinh con luôn là việc trọng đại của mọi gia đình trong xã hội. Dưới sự phát triển của đời sống, nhu cầu sức khỏe, bảo vệ các em bé và sản phụ mới sinh tăng cao, là điều kiện cốt yếu để ngành Hộ sinh ra đời. Hãy cùng tìm hiểu về ngành học nhiều triển vọng này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về ngành Hộ sinh

Ngành Hộ sinh (còn gọi là y tá hộ sinh) là ngành liên quan đến chuyên môn về sinh nở, được đào tạo bài bản để trở thành người đảm nhiệm công việc chăm sóc sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh; nhằm đảm bảo về mặt tâm lý, sinh lý, sự an toàn của mẹ và bé.
Mục tiêu của ngành Hộ sinh đó là  cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ an toàn và hiệu quả cho phụ nữ và trẻ em. Hộ sinh sẽ là người trực tiếp theo dõi quá trình chuyển dạ của sản phụ, báo cáo tình hình của sản phụ đến bác sĩ, cũng là người chuẩn bị mọi dụng cụ y tế cho ca đỡ đẻ. Người Hộ sinh sẽ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ phụ nữ mới sinh nói riêng, phụ nữ nói chung và trẻ em một cách toàn diện về thể chất, tâm, sinh lý và xã hội.
Sinh viên theo học ngành Hộ sinh sẽ được trang bị những kiến thức quan trọng, cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp tương lai sau này. Kiến thức từ cơ sở đến kiến thức chuyên ngành song song với thực hành thực tế trong các kíp sinh, trong quá trình chăm sóc mẹ và bé sau sinh, nhằm giúp cho sinh viên am hiểu hơn về công việc của mình.
ngành hộ sinh

2. Chương trình đào tạo ngành Hộ sinh

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Hộc sinh trong bảng dưới đây.

I
Các môn học chung
1 Chính trị
2 Pháp luật
3
Giáo dục thể chất
4
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
5
Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh)
6 Tin học
II
Các môn học, mô đun chuyên môn
II.1
Môn học, mô đun cơ sở
7
Ngoại ngữ 2 (Tiếng anh chuyên ngành)
8
Xác suất thống kê y học
9
Sinh học và Di truyền
10 Hóa học
11
Giải phẫu – Sinh lý
12 Hoá sinh
13
Vi sinh – Ký sinh trùng
14 Sinh lý bệnh
15 Dược lý
16
Dinh dưỡng – Tiết chế
17
Điều dưỡng cơ sở 1 và 2
18
Sức khỏe – Môi trường và vệ sinh
19
Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm
20
Pháp luật và Tổ chức Y tế
21
Sức khoẻ – Nâng cao sức khoẻ và hành vi con người
22 Tâm lý – Y đức
II.2
Môn học, mô đun chuyên môn
23
Điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn
24
Chăm sóc sức khoẻ người bệnh Nội khoa
25
Chăm sóc sức khoẻ người bệnh Ngoại khoa
26
Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực
27
Chăm sóc bệnh truyền nhiễm
28
Chăm sóc sức khoẻ người bệnh cao tuổi
29 Quản lý hộ sinh
30
GPSL bộ phận sinh dục nữ – CSSK PN
31
Chăm sóc thai nghén
32
Chăm sóc chuyển dạ đẻ
33
Chăm sóc sản phụ và sơ sinh sau đẻ
34
Chăm sóc sức khoẻ trẻ em
35
Dân số kế hoạch hóa gia đình
36 Y học cổ truyền
37
Phục hồi chức năng
38
Chăm sóc sức khoẻ người bệnh Chuyên khoa
39
Chăm sóc sức khoẻ tâm thần
40
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
41
Thực tập tốt nghiệp
II.3
Môn học, mô đun tự chọn
42
Truyền thông giáo dục sức khỏe
43
Thực hành NCKH

Theo Cao đẳng Y Dược Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Hộ sinh

Mã ngành: 7720302
Ngành Hộ sinh thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • D07(Toán, Hóa, Anh)
  • D08(Toán, Anh, Sinh)

4. Điểm chuẩn ngành Hộ sinh

Điểm chuẩn vào ngành Hộ sinh năm 2018 của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là 15.75.

5. Các trường đào tạo ngành Hộ sinh

Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Hộ sinh, chỉ có trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Ngành Điều dưỡng chủ yếu được đào tạo ở trình độ cao đẳng hoặc trung cấp, nếu bạn quan tâm đến ngành học này thì có thể tìm hiểu thông tin một số trường cao đẳng, trung cấp về y dược.

6. Cơ hội việc làm ngành Hộ sinh

Cơ hội làm việc của ngành Hộ sinh vô cùng rộng mở. Do hiện tại chưa có nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành này nên nguồn nhân lực Hộ sinh đang rất khan hiếm. Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể xin được việc dễ dàng tại các cơ quan về y tế. Cụ thể, Hộ sinh thực hiện những công việc sau:

  • Hướng dẫn, đón tiếp người bệnh đến khám điều trị và chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện và các cơ sở y tế.
  • Chuẩn bị các công đoạn đỡ đẻ, chuẩn bị để thăm khám thai, các công cụ dụng cụ bổ trợ, theo dõi khi sản phụ chuyển dạ…
  • Thực hiện các kĩ thuật chăm sóc phức tạp, trực tiếp theo dõi, chăm sóc những cuộc đẻ có nguy cơ cao, sử dụng thành thạo thiết bị y tế trong khoa.
  • Có nhiệm vụ theo dõi các ca chuyển dạ và chăm sóc sức khỏe thai phụ sau sinh.
  • Hộ sinh còn có nhiệm vụ hỗ trợ các bác sĩ chuẩn bị dụng cụ để thực hiện các ca đỡ đẻ. Hướng dẫn sản phụ cho con bú, theo dõi và chăm sóc mẹ và bé trong thời gian nằm viện.
  • Vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của trưởng khoa và nữ hộ sinh trưởng khoa.

Với các công việc trên, bạn có cơ hội làm việc tại các đơn vị sau:

  • Làm việc Bộ y tế;
  • Làm việc tại các bệnh viện từ cấp cơ sở đến trung ương;
  • Làm việc tại trạm y tế địa phương;
  • Các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
  • Phòng khám phụ khoa tại các bệnh viện.

7. Mức lương ngành Hộ sinh

Làm việc trong ngành Hộ sinh sẽ có nguồn thu nhập cực khủng nếu bạn biết nắm bắt cơ hội và có đủ năng lực thực sự. Trong điều kiện nhân viên hoạt động trong ngành Hộ sinh còn quá khan hiếm như hiện nay thì những người làm việc trong ngành này quả là nơi có “mảnh đất màu mỡ”.

  • Thông thường, đối với những bạn tân cử nhân mới tốt nghiệp khi làm sẽ nhận được mức lương từ 6 – 7 triệu đồng/tháng làm việc.
  • Đối với những người có trình độ và chuyên môn tay nghề cao hơn, mức lương sẽ theo đó mà tăng lên gấp nhiều lần, chưa tính các trợ cấp khác.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Hộ sinh

Là người đầu tiên gặp em bé và là người hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe sản phụ sau khi sinh – thời điểm mà người mẹ mệt mỏi nhất, đau đớn nhất, thì nhất định người làm Hộ sinh cần có đủ những tố chất, kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng lên kế hoạch: Khi có kỹ năng lên kế hoạch tốt, bạn sẽ biết tính toán và sắp xếp được khoảng thời gian mà sản phụ có thể chuyển dạ, và sinh sản an toàn nhất.
  • Nắm vững về những kiến thức về chuyên môn: Đây là điều kiện tiên quyết của người Hộ sinh nói riêng và bác sĩ nói chung, vì điều nay liên quan tới cả tính mạng mẹ và bé, và của người bệnh.
  • Tính nhanh nhẹn và chính xác trong công việc: Trong một kip đỡ đẻ, mọi thủ tục cần làm nhanh chóng, chính xác nhằm tránh những diễn biến xấu nhất xảy ra.
  • Tư vấn sức khỏe: Để sản phụ có thể có sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ và trong quá trình trước, trong, sau đẻ.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt để có thể động viên và chia sẻ cơn đau trong khoảng thời gian vất vả nhất của một người sản phụ.
  • Cẩn trọng, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Lòng nhân hậu, sức khỏe của sản phụ và thai nhi phụ thuộc rất lớn đến nhân cách, phẩm chất của nữ hộ sinh.

Tuyển sinh Plus hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Hộ sinh, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Lịch thi JLPT 2021

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *