Ngành Piano là một ngành học hấp dẫn đối với những bạn trẻ có niềm đam mê và năng khiếu về âm nhạc. Những năm gần đây, ngành học này thu hút nhiều sinh viên theo học bởi cơ hội việc làm rất rộng mở. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản của ngành Piano.

1. Tìm hiểu về ngành Piano

Ngành Piano là ngành đào tạo cử nhân âm nhạc chuyên ngành Piano có kiến thức toàn diện ở trình độ đại học, có kỹ năng sư phạm piano, kỹ năng đệm, hòa tấu thính phòng, thị tấu và bản lĩnh sân khấu vững vàng.

Chương trình đào tạo ngành Piano đảm bảo cung cấp cho người học :

  • Kiến thức cơ bản về âm nhạc: Hòa âm, Phân tích tác phẩm, Ký xướng âm, Lịch sử âm nhạc, Phức điệu…
  • Thực tập nghề nghiệp, biểu diễn thực tế ngay trong quá trình học.
  • Định hướng chuyên ngành: Hàn lâm, Thính phòng, Đương đại Pop, Rock, Jazz.

Sau khi tốt nghiệp ngành Piano, người học có thể đảm nhiệm công việc chuyên môn tại các đơn vị nghệ thuật và tham gia các hoạt động âm nhạc khác như: biểu diễn độc lập, hòa tấu trong các dàn nhạc giao hưởng, các dàn hợp xướng, có thể làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật. Đồng thời, có thể học tiếp lên bậc cao hơn hoặc tự học để nâng cao năng lực làm việc.

2. Chương trình đào tạo ngành Piano

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Piano trong bảng dưới đây.

Học kỳ Tên học phần
1 Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Ký xướng âm 1
Pháp luật đại cương
Piano 1
Môi trường và con người
Anh văn 1
2 Tin học căn bản
Anh văn 2
Giáo dục thể chất
Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
Piano 2
Ký xướng âm 2
Luật bản quyền
Giáo dục quốc phòng
Tâm lý học đại cương
3 Lịch sử âm nhạc phương Đông
Kỹ thuật đệm đàn
Anh văn 3
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Ký xướng âm 3
Kỹ thuật hòa tấu
Piano 3
Phương pháp nghiên cứu khoa học
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử âm nhạc phương Tây
Anh văn 4
Lịch sử văn minh thế giới
Mỹ học đại cương
Lịch sử nghệ thuật Piano
Hòa tấu 1
Piano 4
Phân tích âm nhạc 1
5 Âm nhạc truyền thống Việt Nam
Piano 5
Anh văn 5
Kỹ thuật diễn viên
Nghệ thuật học
Hòa tấu 2
Phân tích âm nhạc 2
Hòa âm
Tiếng Ý, Đức, Pháp chuyên ngành
6 Piano 6
Hợp xướng 1
Giáo dục học đại cương
Kỹ năng giao tiếp
Lịch sử âm nhạc Việt Nam
Đường lối văn hóa văn nghệ của ĐCS Việt Nam
Thực tập nghề nghiệp 1
Thực hành biểu diễn (hợp xướng 1)
7 Piano 7
Giao tiếp – ứng xử sư phạm
Lịch sử tư tưởng triết học phương Đông và Việt Nam
Thực tập nghề nghiệp 2
Thực hành biểu diễn (hợp xướng 2)
Tôn giáo và nghệ thuật
Phương pháp sư phạm Piano
Hợp xướng 2
8 Piano 8
Thực hành biểu diễn
Thực tập nghề nghiệp 3
Thi tốt nghiệp

Theo Đại học Văn Lang

3. Các khối thi vào ngành Piano

– Mã ngành: 7210208

– Khối thi vào ngành Piano: N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2.

4. Điểm chuẩn của ngành Piano

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Piano những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 15 – 18 điểm tùy theo các môn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ kết hợp với môn thi năng khiếu.

5. Các trường đào tạo ngành Piano

Để theo học ngành Piano, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

– Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

– Khu vực miền Trung:

  • Học viện Âm nhạc Huế

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Nhạc viện TP.HCM
  • Đại học Văn Hiến

6. Cơ hội việc làm ngành Piano

Ngành Piano được đánh gia là một ngành học có cơ hội việc rộng mở và có tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Piano, sinh viên có đủ năng lực đảm nhiệm các công việc sau:

  • Trở thành nghệ sĩ biểu diễn độc lập hoặc trong các nhà hát, các cơ sở hoạt động nghệ thuật, âm nhạc;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực âm nhạc, văn hóa, nghệ thuật, các trung tâm đào tạo âm nhạc, các trường phổng thông trong khu vực và cả nước;
  • Làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu âm nhạc, nghệ thuật văn hóa;
  • Tư vấn và tổ chức dàn dựng các chương trình, tham gia liên hoan văn nghệ ở các đơn vị, cơ sở;
  • Chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các trung tâm, các sở ban ngành và các thiết chế – văn hóa nghệ thuật của tỉnh thành; biên tập viên các chương trình âm nhạc…

7. Mức lương của ngành Piano

Hiện nay, chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Piano. Tuy nhiên, mức lương ngành này vô cùng đa dạng và có thu nhập tương đối cao so với các ngành nghề khác.

8. Những tố chất cần có để theo học ngành Piano 

Một số tố chất cần có khi theo học ngành Piano:

  • Giàu cảm xúc, khả năng đồng cảm;
  • Có khả năng trình diễn, biểu diễn;
  • Thoải mái và tự tin khi ở chỗ đông người;
  • Có niềm đam mê nghệ thuật, văn hóa;
  • Thích thể hiện mình thông qua nghệ thuật;
  • Thích học môn âm nhạc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *