Quan hệ công chúng là ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhằm phân tích những xu hướng phát triển, dự đoán kết quả, tư vấn, hướng dẫn, tham mưu cho các nhà lãnh đạo của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và thực hiện các chương trình đã được lập kế hoạch để phục vụ cho quyền lợi của tổ chức, xã hội.

1. Tìm hiểu ngành Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng được coi là phương tiện quan trọng, tạo nên hiệu quả hàng đầu trong việc định vị, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, công ty hiện nay. Giúp cho các cá nhân, tổ chức tạo dựng được uy tín, củng cố địa vị, quảng bá thương hiệu, hình ảnh đẹp của họ đối với cộng đồng xã hội.

Ngành Quan hệ công chúng (tiếng Anh là Public Relations, gọi tắt PR) là ngành chuyên đào tạo sinh viên về những kế hoạch tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức, công ty với công chúng, nhằm mục đích hướng tới việc tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng đối với tổ chức, công ty, doanh nghiệp đó.

Học ngành Quan hệ công chúng, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành vững vàng trong lĩnh vực PR như: vị trí, vai trò của Quan hệ công chúng trong tổ chức, doanh nghiệp, các hình thái của quan hệ công chúng, và hiểu biết sâu về nhiệm vụ của PR trong từng lĩnh vực của xã hội. Bên cạnh đó, người học còn hiểu thêm về các loại hình báo chí khác như báo nói, báo hình, báo in, báo mạng, biết quy trình sáng tạo tác phẩm truyền thông phục vụ cho PR. Từ đó, sẽ tăng khả năng tư duy, tương tác trong các hoạt động báo chí, truyền thông khi ra trường.

Hiện nay, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm Quảng cáo và PR (Quan hệ công chúng). Tuy nhiên, đây là hai lĩnh vực, hai kênh truyền thông khác nhau, chiếm một vị thế quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, Quảng cáo là hình thức tuyên truyền trên các kênh truyền thông. Mục đích chính của quảng cáo là giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng trực tiếp hướng tới khách hàng tiềm năng. Còn PR là cách thức mà tổ chức/ doanh nghiệp/ công ty quản lý hình ảnh của mình trong mắt công chúng thông qua tiếng nói bên thứ ba. Từ đó, có thể tác động đến thói quen, hành vi của khách hàng và kêu gọi hành động của khách hàng bằng các thông điệp.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều bạn chưa phân biệt được Quan hệ công chúng và Quan hệ quốc tế. Đây là hai ngành hoàn toàn khác nhau. Theo học ngành Quan hệ công chúng các bạn sẽ được đào tạo về báo chí, kĩ năng tổ chức sự kiện, tạo dựng quảng bá hình ảnh, thương hiệu, về kiến thức về kinh tế, marketing… Còn ngành Quan hệ quốc tế trang bị cho sinh vốn ngoại ngữ cùng kiến thức đa dạng, hiểu biết về văn hóa, kinh tế, chính trị, pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới. Học ngành này, bạn có thể làm cán bộ ngoại giao ở các Sở Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao, chuyên viên quan hệ quốc tế ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

2. Chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quan hệ công chúng trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức chung
(không tính các học phần từ 9 đến 11)
1 Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
2 Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở 2
6
Ngoại ngữ cơ sở 1
Tiếng Anh cơ sở 1
Tiếng Nga cơ sở 1
Tiếng Pháp cơ sở 1
Tiếng Trung cơ sở 1
7
Ngoại ngữ cơ sở 2
Tiếng Anh cơ sở 2
Tiếng Nga cơ sở 2
Tiếng Pháp cơ sở 2
Tiếng Trung cơ sở 2
8
Ngoại ngữ cơ sở 3
Tiếng Anh cơ sở 3
Tiếng Nga cơ sở 3
Tiếng Pháp cơ sở 3
Tiếng Trung cơ sở 3
9 Giáo dục thể chất
10 Giáo dục quốc phòng – an ninh
11 Kỹ năng bổ trợ
II Khối kiến thức theo lĩnh vực
II.1 Các học phần bắt buộc
12 Các phương pháp nghiên cứu khoa học
13 Nhà nước và pháp luật đại cương
14 Lịch sử văn minh thế giới
15 Cơ sở văn hoá Việt Nam
16 Xã hội học đại cương
17 Tâm lý học đại cương
18 Lôgic học đại cương
II.2 Các học phần tự chọn
19 Kinh tế học đại cương
20 Môi trường và phát triển
21 Thống kê cho khoa học xã hội
22 Thực hành văn bản tiếng Việt
23 Nhập môn Năng lực thông tin
III Khối kiến thức theo khối ngành
III.1 Các học phần bắt buộc
24 Báo chí truyền thông đại cương
25 Chính trị học đại cương
26 Ngôn ngữ báo chí
27 Quan hệ công chúng đại cương
III.2 Các học phần tự chọn
28 Khoa học quản lý đại cương
29 Mỹ học đại cương
30 Nhập môn quan hệ quốc tế
31 Tâm lý học truyền thông
32 Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành
IV.1 Các học phần bắt buộc
33 Lý luận báo chí truyền thông
34 Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
35 Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông
36 Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông
IV.2 Các học phần tự chọn
37 Tâm lý học giao tiếp
38 Các vấn đề toàn cầu
39 Niên luận
V Khối kiến thức ngành
V.1 Các học phần bắt buộc
40 Lý luận về quan hệ công chúng
41 Xây dựng và phát triển thương hiệu
42 Các chương trình quan hệ công chúng
43 Kỹ năng viết cho quan hệ công chúng
44 Tổ chức sự kiện
45 Đại cương về quảng cáo
46 Kỹ năng viết cho báo in
47 Kỹ năng viết cho báo điện tử
48 Kỹ năng viết cho phát thanh và truyền hình
V.2 Các học phần tự chọn
49 Thiết kế và quản trị nội dung website
50 Kỹ thuật phát thanh và truyền hình
51 Chiến dịch quan hệ công chúng
52 Đàm phán và quản trị xung đột
53 Truyền thông đa phương tiện
54 Sản xuất ấn phẩm báo chí
V.3
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
55 Thực tập thực tế
56 Thực tập tốt nghiệp
57 Khoá luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
58 Lý luận và thực tiễn quan hệ công chúng
59 Quan hệ công chúng ứng dụng

Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Quan hệ công chúng

Ngành Quan hệ công chúng có mã ngành 7320108, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • C12 (Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử)
  • C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
  • D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
  • D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
  • D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)
  • D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
  • D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
  • D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
  • D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
  • D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
  • D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

4. Điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng

  • Điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 15 – 29 điểm tùy theo các tổ hợp môn xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia. Trong đó, có một số trường áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn ngoại ngữ/

5. Các trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng 

Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Quan hệ công chúng:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Trãi
  • Đại học Đại Nam

6. Cơ hội việc làm ngành Quan hệ công chúng

Học ngành Quan hệ công chúng, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm khi ra trường. Bạn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, xã hội, thương mại, giáo dục, y học tại  các cơ quan Nhà nước, chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài. Cụ  thể:

  • Chuyên viên Quan hệ công chúng: Phụ trách công việc như quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức các sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ, báo chí tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế.
  • Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình, công ty về truyền thông. Phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên mục về xã hội, du lịch, quảng cáo, truyền thông, giáo dục…
  • Chuyên viên tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc trợ lí phân tích, tư vấn, lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị, cơ quan.
  • Chuyên viên Marketing: chuyên xây dựng, lập kế họach và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, quảng cáo, phát triển, quản lý đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu.
  • Giảng dạy về môn Quan hệ công chúng trong các trường Đại học, cao đẳng, THPT, trung cấp chuyên nghiệp hay tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy.
  • Nghiên cứu viên: Trở thành nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.

7. Mức lương Quan hệ công chúng

Mức lương trung bình cho một nhân viên ngành Quan hệ công chúng thuộc top cao so với các ngành khác, khởi điểm ở mức từ 7-15 triệu/tháng, thậm chí là hàng nghìn USD tùy vào khả năng và kinh nghiệm. Cụ thể như sau:

  • Đối với nhân viên chưa có kinh nghiệm làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trung bình từ 250 – 500 USD (tương đương khoảng từ 5.5 – 10 triệu VNĐ/tháng).
  • Đối với chuyên viên đã có kinh nghiệm 1 – 2 năm tại các công ty, tập đoàn lớn có thu nhập cao hơn, từ 600-1000 USD/tháng (tương đương khoảng 13 – 23 triệu VNĐ/tháng).
  • Đối với quản lí cấp cao thâm niên lâu năm hay đào tạo tại nước ngoài, có mức lương dao động là từ 1000-2500 USD (tương đương khoảng 23 – 55 triệu VNĐ/tháng).

8. Những tố chất phù hợp với ngành

Đối với ngành Quan hệ công chúng đòi hỏi bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:

  • Đam mê PR, quảng cáo;
  • Có khả năng giao tiếp tốt;
  • Có kỹ năng thuyết trình, đàm phán tạo sự tin tưởng trước đám đông;
  • Tư duy nhanh, có óc sáng tạo;
  • Khả năng phân tích, tổng hợp tốt;
  • Tự lập kế họach, mục tiêu;
  • Biết sáng tạo tác phẩm truyền thông;
  • Có chí tiến thủ trong cuộc sống và công việc;
  • Luôn tìm kiếm, học hỏi kiến thức, phương pháp mới;
  • Mong muốn mức thu nhập cao.

Theo: Thông tin Tuyển sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *