Ngành Sư phạm Lịch sử là ngành học thú vị dành cho những bạn trẻ yêu thích tìm hiểu về lịch sử trong nước cũng như lịch sử thế giới. Sau khi học ngành này bạn sẽ có vốn hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Với những kiến thức được trang bị trong nhà trường bạn có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau như giảng dạy, nghiên cứu… về lịch sử.
1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Lịch sử
Ngành Sư phạm Lịch sử (History Teacher Education) là ngành đào tạo giáo viên môn Lịch sử, có kiến thức sâu rộng và vững chắc về khoa học Lịch sử; có khả năng giảng dạy các kiến thức Lịch sử cho học sinh trung học phổ thông đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
-
- Nắm vững nội dung, cấu trúc, chương trình, lý luận về phương pháp dạy học bộ môn lịch sử và biết vận dụng phù hợp từng phương pháp cụ thể trong dạy học lịch sử ở bậc Trung học phổ thông.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử địa phương có hệ thống sát với chương trình phổ thông, đặc biệt là cấp Trung học phổ thông.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể dạy bộ môn Lịch sử tại các trường THPT và THCS, làm việc tại các cơ quan nghiên cứu Lịch sử, các cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương. Sinh viên giỏi có thể đảm nhận giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, làm nghiên cứu viên tại các Viện Nghiên cứu khoa học xã hội và các Viện Nghiên cứu giáo dục của Trung ương và ở các tỉnh trong nước.
2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử
Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành của ngành Sư phạm Lịch sử trong bảng dưới đây.
Khối kiến thức chung | |||
1 | Giáo dục quốc phòng | 17 |
Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
|
2 | NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1 | 18 |
Kỹ năng giao tiếp
|
3 | Tiếng Anh 1 | 19 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
4 | Tiếng Pháp 1 | 20 | Tiếng Anh 3 |
5 | Tiếng Nga 1 | 21 | Tiếng Pháp 3 |
6 | Tiếng Trung 1 | 22 | Tiếng Nga 3 |
7 | Giáo dục thể chất 1 | 23 | Giáo dục học |
8 | NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2 | 24 |
Giáo dục thể chất 3
|
9 | Tiếng Anh 2 | 25 | Tiếng Trung 3 |
10 | Tiếng Pháp 2 | 26 |
Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
|
11 | Tiếng Nga 2 | 27 |
Giáo dục thể chất 4
|
12 | Tiếng Trung 2 | 28 |
Tiếng Trung chuyên ngành
|
13 | Tin học đại cương | 29 |
Tiếng Nga chuyên ngành
|
14 | Tâm lý học | 30 |
Tiếng Pháp chuyên ngành
|
15 | Giáo dục thể chất 2 | 31 |
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
|
16 | Âm nhạc | 32 |
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
|
Khối kiến thức chuyên ngành | |||
1 | Hán Nôm 1 | 24 |
Phong trào nông dân Việt Nam trong lịch sử
|
2 | Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại | 25 |
Lịch sử Đông Nam Á
|
3 | Nhập môn Sử học, Lịch sử sử học và lịch pháp học | 26 |
Chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam – Những vấn đề lí luận và thực tiễn
|
4 | Lịch sử Thế giới Cổ trung đại | 27 |
Một số vấn đề về phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX
|
5 | Lịch sử Việt Nam Cận đại | 28 |
Bài tập chuyên môn
|
6 | Hán Nôm 2 | 29 |
Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử và ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử, bản đồ GK lịch sử
|
7 | Lịch sử thế giới cổ trung 2 | 30 |
Các hình thức tổ chức dạy học Lịch sử
|
8 | Lịch sử văn minh thế giới | 31 |
Thực tập sư phạm 1
|
9 | Khảo cổ học đại cương và sử liệu học | 32 |
Phương pháp luận sử học và Phương phápNC lịch sử địa phương
|
10 | Lịch sử Thế giới Cận đại | 33 |
Chủ nghĩa Tư bản thế kỷ XX
|
11 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | 34 |
Chuyên đề Phương pháp DHLS 1a
|
12 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 35 |
Chuyên đề Phương pháp DHLS 1b
|
13 | Lịch sử Việt Nam Hiện đại | 36 |
Chuyên đề Lịch sử TG 1a
|
14 | Tiếng Anh chuyên ngành | 37 |
Chuyên đề Lịch sử TG 1b
|
15 | Lịch sử thế giới Hiện đại | 38 |
Chuyên đề Lịch sử TG 2a
|
16 | Thực tế chuyên môn | 39 |
Chuyên đề Lịch sử TG 2b
|
17 | Lịch sử quan hệ quốc tế | 40 |
Chuyên đề Lịch sử VN 1a
|
18 | Tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX | 41 |
Chuyên đề Lịch sử VN 1b
|
19 | Nhân học đại cương và các dân tộc Việt Nam | 42 |
Chuyên đề Lịch sử VN 2a
|
20 | Phương thức sản xuất Châu Á và các mô hình xã hội cổ đại | 43 |
Chuyên đề Lịch sử VN 2b
|
21 | Những vấn đề cơ bản của các cuộc Cách mạng tư sản thời cận đại | 44 |
Chuyên đề Hán Nôm
|
22 | Phong trào cộng sản và công nhân Quốc tế cận hiện đại | 45 |
Thực tập sư phạm 2
|
23 | Lí luận dạy học môn Lịch sử | 46 |
Khoá luận tốt nghiệp
|
Theo Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Sư phạm Lịch sử
– Mã ngành: 7140218
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Lịch sử:
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
- D62: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga
- D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp
4. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Lịch sử
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 – 33 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.
5. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử
Để giúp các sĩ tử dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách những trường đại học có ngành Sư phạm Lịch sử theo từng khu vực.
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)
- Đại học Sư phạm (Đại học Huế)
- Đại học Hồng Đức
- Đại học Vinh
- Đại học Quảng Bình
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Phú Yên
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Đồng Nai
- Đại học An Giang
6. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Lịch sử
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử có đủ năng lực đảm nhận các công việc sau:
- Làm công tác nghiên cứu ở tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực Sử học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử;
- Làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học. Có khả năng hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử tại các trường phổ thông;
- Chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục;
- Làm công tác quản lý tư liệu lịch sử, quản lý bảo tàng, di tích lịch sử…
- Làm công tác lịch sử, văn hoá ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội;
- Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.
67. Mức lương ngành Sư phạm Lịch sử
Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.
8. Ngành Sư phạm Lịch sử cần có tố chất gì?
Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Lịch sử, bạn cần phải có các tố chất sau:
- Có khả năng học tốt các môn Khoa học Xã hội;
- Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết lịch sử, văn hóa sâu rộng;
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
- Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
Ngành Sư phạm Lịch sử là một ngành học thú vị và hấp dẫn đối với những bạn yêu thích và có hứng thú tìm hiểu về Lịch sử, văn hóa của nước ta cũng như các nước trên thế giới. Vậy thì còn chần chừ gì mà các bạn không đăng ký nguyện vọng vào các trường xét tuyển ngành Sư phạm Lịch sử nhỉ?