Truyền thông quốc tế đang là ngành tương đối mới nhưng thu hút đông đảo sinh viên theo học tại các trường đại học trên cả nước. Ngành Truyền thông quốc tế đạo tạo ra những cử nhân truyền thông chuyên nghiệp phục vụ cho công tác thông tin đối ngoại, bá chí, ngoại giao, quan hệ công chúng…

1. Tìm hiểu ngành Truyền thông quốc tế 

Ngành Truyền thông quốc tế (tiếng Anh là International Communication) còn được gọi là Truyền thông toàn cầu hay Truyền thông xuyên quốc gia. Truyền thông quốc tế là hoạt động truyền thông quảng bá giữa các quốc gia bằng phương tiện thông tin đại chúng, bằng sự tác nghiệp của các nhà báo, phóng viên quốc tế chuyên nghiệp hay nhà truyền thông.

Ngành Truyền thông quốc tế nhằm đào tạo và cung cấp cho xã hội những cán bộ, chuyên viên có khả năng làm công tác thông tin đối ngoại, hoạt động báo chí, ngoại giao văn hóa, trong các Bộ, Ban, Ngành, các tổ chức và các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Sinh viên học này sẽ được rèn luyện kiến thức Truyền thông quốc tế với nền tảng là Truyền thông đại chúng, giao tiếp thông qua các ngôn ngữ phổ biến hiện nay như tiếng Anh, tiếng Pháp, Trung…

Ngành Truyền thông quốc tế trang bị những kỹ năng cá nhân gồm: Kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin quốc tế, kỹ năng tìm kiếm, khái thác đưa tin, tổ chức sự kiện, quảng bá, tuyên truyền đối ngoại. Bên cạnh đó, còn trang bị thêm năng quản lý khủng hoảng, phương pháp tác nghiệp ngoại giao văn hóa, kỹ năng nghiên cứu, tư duy phản biện và kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành. Những kỹ năng mềm khác gồm: Lập kế họach, quản lý chủ trì hội nghị, thiết kế chương trình, thiết kế sản phẩm truyền thông quảng cáo, kỹ năng về công nghệ thông tin.

2. Chương trình đào tạo ngành Truyền thông quốc tế

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Truyền thông quốc tế trong bảng dưới đây.

 I
Khối kiến thức giáo dục đại cương
I.1
Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Triết học Mác- Lênin
2 Kinh tế chính trị Mác- Lênin
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học
4 Lịch sử ĐCS Việt Nam
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh
I.2
Khoa học xã hội và nhân văn
Bắt buộc
6 Pháp luật đại cương
7 Chính trị học
8 Xây dựng Đảng
9
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Tự chọn
10 Quan hệ quốc tế đại cương
11 Địa chính trị thế giới đại cương
12 Xã hội học đại cương
13 Tiếng Việt thực hành
14 Kinh tế học đại cương
15 Cơ sở văn hóa Việt Nam
16 Ngôn ngữ học đạicương
17 Tâm lý họcxã hội
18 Lý luận văn học
19 Lịch sử văn minh thế giới
I.3 Tin học
20 Tin học ứng dụng
I.4 
Ngoại ngữ (Chọn học Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung)
21 Tiếng Anh học phần 1
22 Tiếng Anh học phần 2
23 Tiếng Anh học phần 3
24 Tiếng Anh học phần 4
25 Tiếng Trung học phần 1
26 Tiếng Trung học phần 2
27 Tiếng Trung học phần 3
28 Tiếng Trung học phần 4
II
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
II.1
Kiến thức cơ sở ngành
Bắt buộc
29 Lý thuyết truyền thông
30 Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông
31 Công chúng báo chí – truyền thông
32 Quan hệ công chúng và quảng cáo
Tự chọn
33 Đối ngoại công chúng
34 Ngoại giao kinh tế và văn hóa
35 Khu vực học
36 Truyền thông trong lãnh đạo, quản lý
37 Truyền thông xã hội và giao thoa văn hóa
38 Bản quyền truyền thông quốc tế
II.2
Kiến thức ngành
Bắt buộc
39 Cơ sở truyền thông quốc tế
40 Thông tin đối ngoại Việt Nam
41 Lý luận báo chí quốc tế
42 Thông tấn báo chí đối ngoại
43 Chính luận báo chí đối ngoại
44 Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại
45 Thực tế chính trị – xã hội
46 Kiến tập nghề nghiệp
  Tự chọn
47 Giao tiếp và đàm phán quốc tế
48
Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam
49 Lịch sử quan hệ quốc tế
50 Luật pháp quốc tế
51
Chính sách đối ngoại một số nước trên thế giới
52 Những vấn đề toàn cầu
II.3
Kiến thức bổ trợ
Bắt buộc
53 Tiếng Anh chuyên ngành (1)
54 Tiếng Anh chuyên ngành (2)
Tự chọn
55 Tiếng Anh chuyên ngành (3)
56 Tiếng Anh giao tiếp đối ngoại
57 Biên phiên dịch tiếng Anh chuyên ngành
II.4
Kiến thức chuyên ngành
Bắt buộc
59 Các loại hình truyền thông quốc tế
60 Quản trị truyền thông quốc tế
61 Lao động nhà báo quốc tế
62 Quản lý báo chí đối ngoại Việt Nam
63
Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông quốc tế
64 Thực tập tốt nghiệp
65 Khóa luận
Học phần thay thế khóa luận
66
Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế
67 Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế
Tự chọn
68 Tổ chức hoạt động đối ngoại
69 Nghiệp vụ ngoại giao và văn phòng đối ngoại
70 Kỹ thuật nghiệp vụ báo chí đối ngoại
71
Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông
72 Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin quốc tế
73 Kỹ năng giao tiếp liên văn hoá

Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3. Các khối thi vào ngành Truyền thông quốc tế

Ngành Truyền thông quốc tế có mã ngành 7320107, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
  • D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Truyền thông quốc tế 

Điểm chuẩn ngành Truyền thông quốc tế năm 2018 như sau:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
    • Xét theo kỳ thi THPT Quốc gia:
      • 27.25 (D01; R24; D72)
      • 28.75 (D78)
      • 28 (R25)
      • 28.25 (R26)
    • Xét theo học bạ: 8.90 điểm
  • Học viện Ngoại giao: 23.4 điểm xét các tổ hợp môn A01, D01, D03 dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Truyền thông quốc tế 

Ngành Truyền thông quốc tế tại nước ta hiện nay chỉ có 2 trường đại học đào tạo đó là:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Ngoại giao

6. Cơ hội việc làm của ngành Truyền thông quốc tế 

Ngành Truyền thông quốc tế là ngành học lý tưởng cho sinh viên mong muốn làm việc trong môi trường đa dạng, lắm thử thách. Sau khi tốt nghiệp đại học bạn có thể làm việc trong lĩnh vực như: Phát thanh truyền hình, báo chí, Ngoại giao, Chính sách truyền thông, quan hệ công chúng… Đối với sinh viên mới ra trường ngành Truyền thông quốc tế có thể làm những công việc sau:

  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng, tư vấn về truyền thông, quan hệ công chúng…
  • Chuyên viên Truyền thông: Tham gia lập kế họach, lên khung các chương trình, sản xuất tác phẩm báo chí, sáng tạo tác phẩm truyền thông…
  • Chuyên viên sáng tạo nội dung: Viết nội dung cho các chương trình truyền thông, đăng website, fanpage công ty, doanh nghiệp.
  • Nhân viên Marketing: Phụ trách mảng quảng cáo, tiếp thị sản phẩm công ty trên các phương tiện truyền thông.
  • Phóng viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí, phóng viên thường trú Đài truyền hình, đài phát thanh…
  • Quản lý nội dung website chuyên viết, biên tập bài viết, xử lý hình ảnh, viedeo đăng website.
  • Những người đã có kinh nghiệm trong ngành Truyền thông quốc tế, có thể công tác ở vị trí sau: Quản lý khách hàng, Quản lý nhãn hàng, Giám đốc sáng tạo, Giám đốc Truyền thông, Giám đốc đối ngoại, Quản lý quan hệ chính phủ, Quản lý quan hệ công chúng,..tại các cơ quan Nhà Nước, Chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài…

7. Mức lương Truyền thông quốc tế

Mức lương ngành truyền thông quốc tế khá cao so với mặt bằng chung vì đầu ra tương đối ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Cụ thể:

  • Đối với sinh viên mới ra trường từ 300 – 500 USD/tháng (tương đương với 6.5 – 10 triệu VNĐ/tháng) tùy theo năng lực.
  • Đối với cấp quản lý có kinh nghiệm từ 700 – 1000USD/tháng (tương đương 15 – 23 triệu VNĐ/ tháng) tùy theo năng lực.
  • Đối với chức vụ giám đốc, trung bình từ 1000 -2000USD/tháng (tương đương khoảng 23 – 46 triệu VNĐ/tháng) tùy theo năng lực.

8. Những tố chất phù hợp

Những tố chất, kỹ năng cần có để thành công trong lĩnh vực Truyền thông quốc tế là:

  • Có kỹ năng tổng hợp, phân tích tin tức quốc tế;
  • Kỹ năng tổ chức sự kiện, quảng bá, tuyên truyền đối ngoại;
  • Kỹ năng giao tiếp văn hóa, tác nghiệp ngoại giao văn hóa;
  • Kỹ năng thiết kế sản phẩm truyền thông;
  • Có kỹ năng về ngoại ngữ;
  • Kỹ năng tư duy phản biện tốt;
  • Làm việc độc lập, đầu óc sáng tạo;
  • Làm việc nhóm, tương tác đồng nghiệp tốt;
  • Có khả năng quản lý, chủ trì, thiết kế chương trình;
  • Sử dụng công nghệ thông tin thành thạo.

Theo: Thông tin Tuyển sinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *