Ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp là một ngành học thú vị, tuy nhiên, hiện nay có ít bạn trẻ biết đến ngành này. Vậy ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp là gì và học ngành này sau khi ra trường làm những công việc gì là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh và học sinh quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp.

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp

Ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp (tiếng Anh là Agrotechnology Teacher Education) là ngành đào tạo giáo viên Kỹ thuật Nông nghiệp có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt phục vụ cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:

    • Kiến thức khoa học cơ bản về Kỹ thuật Nông nghiệp và hiểu biết sâu về nguyên lý của các quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
    • Vận dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp…).
    • Kiến thức cơ bản về Kỹ thuật điện, Điện tử, Vẽ kỹ thuật, Cơ khí, Nhiệt lạnh và Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường Trung học cơ sở.
    • Nắm vững kiến thức môn Kinh tế gia đình như: Kỹ thuật cắt may, Quy trình chế biến món ăn, Tổ chức cuộc sống gia đình, Trang trí nội thất… vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và phục vụ công tác dạy học môn Công nghệ ở trường Trung học cơ sở.

2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn chuyên ngành của ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp trong bảng dưới đây

STT Tên học phần
1 Tâm lý học nghề nghiệp 38 Thú y cơ bản
2 Giáo dục học nghề nghiệp 39
Giáo dục quốc phòng 2
3 Sinh học đại cương 40
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
4 Hóa học đại cương 41
Hoạt động giáo dục ở trường THPT
5 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lenin 1 42
Dinh dưỡng động vật
6 Xác suất – thống kê 43
Chăn nuôi cơ bản
7 Tiếng Anh bổ trợ 44
Bệnh cây đại cương
8 Giáo dục thể chất đại cương 45
Thực tập nghề nghiệp 1
9 Phương pháp tiếp cận khoa học 46
Giáo dục quốc phòng 3
10 Logic học đại cương 47
Chọn lọc và nhân giống vật nuôi
11 Pháp luật đại cương 48
Di truyền và chọn tạo giống
12 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lenin 2 49
Kỹ năng và phương pháp dạy nghề 1
13 Hóa sinh đại cương 50
Phương pháp dạy học KTNN ở trường THPT
14 Vi sinh vật đại cương 51
Chăn nuôi chuyên khoa
15 Kỹ năng mềm: 90 tiết (Chọn 3 trong 6 học phần, mỗi học phần 30 tiết: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng quản lý bản thân, Kỹ năng tìm kiếm việc làm, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng hội nhập quốc tế) 52
Nuôi trồng thủy sản đại cương
16 Giáo dục thể chất (Chọn 2 trong 9 HP: Điền kinh, Thể dục Aerobic, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Cờ vua, Khiêu vũ thể thao, Bơi) 53
Thuốc bảo vệ thực vật
17 Tiếng Anh 0 54 Phân bón
18 Bảo quản chế biến nông sản đại cương 55
Công nghệ dạy học
19 Tiếng Anh 1 56
Nghiệp vụ sư phạm
20 Tư tưởng Hồ Chí Minh 57
Bệnh lý học thú y 1
21 Sinh lý thực vật 58
Nguyên lý marketing và hệ thống thị trường nông sản
22 Tâm lý học phát triển 59
Kỹ năng giao tiếp
23 Sinh lý động vật 1 60 Kỹ năng mềm
24 Nguyên lý kinh tế vi mô, vĩ mô 61
Thực hành phương pháp dạy học KTNN
25 Giáo dục quốc phòng 1 62
Kỹ năng và phương pháp dạy nghề 2
26 Thổ nhưỡng 63
Lập và phân tích dự án kinh doanh
27 Sinh thái môi trường 64
Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành GD-ĐT
28 Làm việc theo nhóm 65
Tâm lý học ứng dụng
29 Tâm lý học xã hội 66
Quản trị kinh doanh trong nông nhiệp
30 Tiếng Anh 2 67
Phát triển chương trình dạy nghề
31 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản VN 68
Phương tiện dạy học
32 Lý luận dạy học kỹ thuật Nông nghiệp 69
Phương pháo nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp
33 Tham vấn 70
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
34
Nguyên lý trồng trọt
71
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
35
Máy Nông nghiệp
72
Thực tập nghề nghiệp 2
36
Phương pháp thí nghiệm
73
Khóa luận tốt nghiệp
37 Truyền thông

Theo Học viện Nông nghiệp Việt Nam

3. Các khối thi vào ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp

– Mã ngành: 7140215

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
  • B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 15 – 21 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.

5. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp

Hiện trên cả nước có rất ít trường đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp, đó là:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Nông lâm TP.HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp có đủ năng lực đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

  • Giảng dạy hướng nghiệp tại các trường phổ thông trung học hoặc giảng dạy chương trình công nghệ tại các trường cao đẳng, trung học Nông nghiệp, trung tâm hướng nghiệp hay các trung tâm dạy nghề;
  • Giảng dạy các lớp đào tạo ngắn hạn tại trung tâm dạy nghề như: chăn nuôi, trồng trọt, sửa chữa điện gia đình, cắm hoa, nấu ăn, thêu…
  • Tham gia thực hiện đề tài, các chương trình nghiên cứu khoa học ở nhiều cấp với các quy mô khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến giáo dục trong tiến trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn;
  • Cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp;

7. Mức lương ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối với những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.

Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại các cơ sở sản xuất, trung tâm nghiên cứu về Nông nghiệp sẽ mức lương trung bình từ 6 – 9 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.

8. Những tố chất cần có để học ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp 

Để học tập và thành công trong ngành Kỹ thuật Nông nghiệp, bạn cần phải có các tố chất sau:

  • Cẩn thận, kiên trì, khéo léo, tỉ mỉ;
  • Siêng năng, tận tâm với công việc;
  • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
  • Có khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.

Ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp là một ngành học thú vị và có cơ hội việc làm khá đa dạng. Vì vậy, nếu bạn còn đang băn khoăn chưa chọn được ngành để theo học thì ngành Sư phạm Nông nghiệp là một gợi ý hay dành cho bạn đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *